Rất nhiều tình nguyện viên sau 2 tuần bán hàng nông sản Việt gây quỹ “Ánh mắt học trò là áo ấm mùa đông” đã gửi thư về Tony. Có thư viết lúc 2h sáng. Làm công tác xã hội nó vậy đó, các bạn sẽ mất ngủ, sẽ trăn trở một vài đêm, nhưng chính là lúc não hằn lên những nếp nhăn, giúp bạn có được óc già dặn.
Nhiều bạn nói tụi con sinh ra ở thành phố, lớn lên trong nhung lụa, mọi thứ cha mẹ chu cấp, học hành thì thầy cô chỉ từng bài toán, làm giúp từng bài văn…nên khi lên vùng cao, thấy các em bé hồn nhiên giữa núi rừng, tụi con bật khóc. Về lại thành phố, thấy yêu cha mẹ, yêu mọi người, yêu cuộc đời hơn. Tụi con không còn sừng cồ, không tranh giành từng mét đường với những người tham gia giao thông khác nữa. Hay khi họ mắng chửi mình, thay vì đáp trả lại, tụi con chỉ bỏ đi, vì thấy họ tội nghiệp, họ còn quá sân si với cuộc đời này. Vì họ chưa biết cho đi…
Đúng vậy. Các bạn đã nhìn sự việc ở một góc nhìn khác, rất văn minh, rất nhân văn, rất đẳng cấp. Nên từ thiện cho người khác, thật ra cuối cùng chính là từ thiện cho chính bản thân mình. Hồi đó dượng đi Ấn Độ học một lớp đào tạo doanh nhân, toàn người giàu học, trừ dượng, vì dượng đẹp trai quá, nên được đặc cách. Có một ông thầy ổng dạy như vầy nè. Một tỷ phú khôn ngoan là một tỷ phú giúp bao nhiêu người làm triệu phú. Vì sao, vì trước hết là cho ông ấy. Giả sử ông ấy ở trong 1 cái lâu đài, lâu đài của ông ấy nằm giữa những biệt thự, người ta sẽ bảo vệ ông ấy. Còn nếu lâu đài của ông ấy nằm giữa một khu toàn nhà tranh vách lá, nó mà phát hỏa thì lâu đài của ổng cũng tiêu luôn. Có bữa cả lớp đi thực tập, ông thầy chỉ vào tòa lâu đài mấy triệu đô trong một khu ổ chuột, ổng nói họ dại quá. Phải giàu đều, kéo người ta lên thì cái giàu của mình mới vững chắc. Luật doanh nghiệp Ấn Độ quy định mỗi doanh nghiệp đạt doanh số nào đó sẽ bắt buộc trích ít nhất 2% lợi nhuận cho công tác xã hội (CSR là Corporate Social Responsibility).
Thực tế, ở Ấn Độ, có những ông chủ giàu có và nhân viên cũng xúng xính ngon lành, gắn bó lâu dài, công ty phát triển vượt bậc. Nhưng cũng có những ông chủ giàu sụ, béo tốt, da trắng hồng nhưng người làm thì lương chỉ vài ba đồng, ốm tong ốm teo, miệng mồm méo mó, gửi đơn xin nghỉ việc suốt. Mấy ông chủ này lúc nào cũng than thở “tìm không ra được nhân viên tốt, tụi nó nhảy cóc suốt, cứ mấy tháng lại thay người…”. Thì trách mình chứ sao trách tụi nó. Cứ đào tạo thật tốt, lương 1-2 ngàn đô, giao việc cho tụi nó làm từ sáng đến tối...thử có đứa nào bỏ việc không. Vấn đề là mình sẵn sàng cho nó 1-2000 đô nếu nó làm cho mình 10,000 đô. Nhưng nhiều người miệng mồm nói hay lắm, nhưng đụng đến chuyện này là hẻm chịu, vì không có tính hào sảng. Anh bạn của dượng, có một nhà máy quần áo rất lớn thừa hưởng từ gia đình, khi nghe Tony kể về chuyện cô Lành bán vé số ở Long An đưa xấp vé số trúng 6.6 tỷ cho anh kia, rồi anh kia tặng lại 1 tờ 1 tỷ rưỡi, anh nói "anh không được vậy, nếu cổ đưa anh xấp vé số đó, anh chỉ tặng vài triệu. Vì anh tiếc". Anh tiếc tiền thì người ta tiếc công tiếc sức, sẽ không thể cống hiến 100% năng lực cho công ty anh được.
Nên sự hào sảng là phải có, phải có nếu muốn thành đạt, các bạn trẻ tin lời Tony đi. Mà sự hào sảng chỉ có khi mình phải biết cho đi, biết làm từ thiện, đừng đợi giàu có mới làm. Vì giàu là bao nhiêu? Bao nhiêu mới là giàu? Tony có 2 người bạn mà kính phục nhất, một là bạn N, người Ninh Hòa, bạn cấp 2. Bạn này cứ rảnh là đi hiến máu. Người thứ 2 là bạn P, người Huế, bạn ĐH. Bạn này từ lúc ra trường, lương có 4 triệu nhưng đã trích 10% tức 400 ngàn đồng gửi các em mồ côi, bây giờ lương gấp mấy lần, cổ vẫn trích 10%. Nhưng cũng có những người bạn đi xe hơi, thu nhập một năm vài tỷ đồng, nhưng mỗi lần nói từ thiện là lơ đi. Vì họ không có sự hào sảng.
Dượng chợt nhớ lời ông thầy Ấn Độ dạy. Ai cũng muốn lộc thật nhiều, tiền thật nhiều, cố lấy vào và cố giữ. Cuối cùng lại mất hết. Vì phúc như thân thuyền, lộc là thứ chất lên thuyền. Phúc mỏng mà lộc nhiều, thuyền nhanh đắm. Cho bớt đi nhé, còn ít, cũng hơi tiếc, nhưng mà còn...
Nhiều bạn nói tụi con sinh ra ở thành phố, lớn lên trong nhung lụa, mọi thứ cha mẹ chu cấp, học hành thì thầy cô chỉ từng bài toán, làm giúp từng bài văn…nên khi lên vùng cao, thấy các em bé hồn nhiên giữa núi rừng, tụi con bật khóc. Về lại thành phố, thấy yêu cha mẹ, yêu mọi người, yêu cuộc đời hơn. Tụi con không còn sừng cồ, không tranh giành từng mét đường với những người tham gia giao thông khác nữa. Hay khi họ mắng chửi mình, thay vì đáp trả lại, tụi con chỉ bỏ đi, vì thấy họ tội nghiệp, họ còn quá sân si với cuộc đời này. Vì họ chưa biết cho đi…
Đúng vậy. Các bạn đã nhìn sự việc ở một góc nhìn khác, rất văn minh, rất nhân văn, rất đẳng cấp. Nên từ thiện cho người khác, thật ra cuối cùng chính là từ thiện cho chính bản thân mình. Hồi đó dượng đi Ấn Độ học một lớp đào tạo doanh nhân, toàn người giàu học, trừ dượng, vì dượng đẹp trai quá, nên được đặc cách. Có một ông thầy ổng dạy như vầy nè. Một tỷ phú khôn ngoan là một tỷ phú giúp bao nhiêu người làm triệu phú. Vì sao, vì trước hết là cho ông ấy. Giả sử ông ấy ở trong 1 cái lâu đài, lâu đài của ông ấy nằm giữa những biệt thự, người ta sẽ bảo vệ ông ấy. Còn nếu lâu đài của ông ấy nằm giữa một khu toàn nhà tranh vách lá, nó mà phát hỏa thì lâu đài của ổng cũng tiêu luôn. Có bữa cả lớp đi thực tập, ông thầy chỉ vào tòa lâu đài mấy triệu đô trong một khu ổ chuột, ổng nói họ dại quá. Phải giàu đều, kéo người ta lên thì cái giàu của mình mới vững chắc. Luật doanh nghiệp Ấn Độ quy định mỗi doanh nghiệp đạt doanh số nào đó sẽ bắt buộc trích ít nhất 2% lợi nhuận cho công tác xã hội (CSR là Corporate Social Responsibility).
Thực tế, ở Ấn Độ, có những ông chủ giàu có và nhân viên cũng xúng xính ngon lành, gắn bó lâu dài, công ty phát triển vượt bậc. Nhưng cũng có những ông chủ giàu sụ, béo tốt, da trắng hồng nhưng người làm thì lương chỉ vài ba đồng, ốm tong ốm teo, miệng mồm méo mó, gửi đơn xin nghỉ việc suốt. Mấy ông chủ này lúc nào cũng than thở “tìm không ra được nhân viên tốt, tụi nó nhảy cóc suốt, cứ mấy tháng lại thay người…”. Thì trách mình chứ sao trách tụi nó. Cứ đào tạo thật tốt, lương 1-2 ngàn đô, giao việc cho tụi nó làm từ sáng đến tối...thử có đứa nào bỏ việc không. Vấn đề là mình sẵn sàng cho nó 1-2000 đô nếu nó làm cho mình 10,000 đô. Nhưng nhiều người miệng mồm nói hay lắm, nhưng đụng đến chuyện này là hẻm chịu, vì không có tính hào sảng. Anh bạn của dượng, có một nhà máy quần áo rất lớn thừa hưởng từ gia đình, khi nghe Tony kể về chuyện cô Lành bán vé số ở Long An đưa xấp vé số trúng 6.6 tỷ cho anh kia, rồi anh kia tặng lại 1 tờ 1 tỷ rưỡi, anh nói "anh không được vậy, nếu cổ đưa anh xấp vé số đó, anh chỉ tặng vài triệu. Vì anh tiếc". Anh tiếc tiền thì người ta tiếc công tiếc sức, sẽ không thể cống hiến 100% năng lực cho công ty anh được.
Nên sự hào sảng là phải có, phải có nếu muốn thành đạt, các bạn trẻ tin lời Tony đi. Mà sự hào sảng chỉ có khi mình phải biết cho đi, biết làm từ thiện, đừng đợi giàu có mới làm. Vì giàu là bao nhiêu? Bao nhiêu mới là giàu? Tony có 2 người bạn mà kính phục nhất, một là bạn N, người Ninh Hòa, bạn cấp 2. Bạn này cứ rảnh là đi hiến máu. Người thứ 2 là bạn P, người Huế, bạn ĐH. Bạn này từ lúc ra trường, lương có 4 triệu nhưng đã trích 10% tức 400 ngàn đồng gửi các em mồ côi, bây giờ lương gấp mấy lần, cổ vẫn trích 10%. Nhưng cũng có những người bạn đi xe hơi, thu nhập một năm vài tỷ đồng, nhưng mỗi lần nói từ thiện là lơ đi. Vì họ không có sự hào sảng.
Dượng chợt nhớ lời ông thầy Ấn Độ dạy. Ai cũng muốn lộc thật nhiều, tiền thật nhiều, cố lấy vào và cố giữ. Cuối cùng lại mất hết. Vì phúc như thân thuyền, lộc là thứ chất lên thuyền. Phúc mỏng mà lộc nhiều, thuyền nhanh đắm. Cho bớt đi nhé, còn ít, cũng hơi tiếc, nhưng mà còn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét