Ngày xửa ngày xưa, nước Trung Hoa sở dĩ có tên này vì các hoàng đế nghĩ là đây là đất trung tâm của tinh hoa, các nước lân bang đều bị triều đình xem là của man di mọi rợ cả.
Tuy xem họ không văn minh bằng mình nhưng chính triều đình Trung Hoa lại rất lo sợ. Vì nếu họ mạnh lên thì biên cương sẽ không ổn định và đe dọa thiên triều, đặc biệt là từ người Hung Nô phương Bắc. Do vậy, các chiến dịch phá hoại mang màu sắc rất Trung Hoa được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, từ văn hóa đến kinh tế, tuyệt đối không để nước nào giàu có hay hùng mạnh hơn. Mỗi cuộc xâm lăng đất khác, trừ sách tôn giáo, các sách dạy làm người, dạy mở mang đầu óc đều bị đốt sạch hay mang hết về bên kia biên giới. Cả chục quốc gia láng giềng đều bị thiên triều đem quân đánh phá "thảo phạt" theo chu kỳ, hòng dẹp mối nguy hiểm về kinh tế trong suốt thời kỳ phong kiến.
Với nước Đại Việt bé nhỏ ở phương nam, triều đình phương bắc lần nào cũng vậy, 14 lần đánh là 14 lần thua, đành rút quân về, bắt tay hòa hiếu nhưng vẫn tiếp tục phá hoại. Đầu tiên là con người. Các nam thanh nữ tú đất Việt, nếu sứ Trung Hoa sang và phát hiện, thì phải tìm cách bắt cóc đem về hòng bổ sung vào nguồn gen tốt của Trung Nguyên (bây giờ việc bán qua biên giới vẫn còn nhưng hẻm phải nam thanh nữ tú nữa mà là mấy cô gái kẹt nét và ham chơi, nên nguồn gen của Trung Quốc càng ngày càng kém). Các long mạch địa linh ở đất Việt như núi Tản Viên, sông Tô Lịch... đều bị người thiên triều sang ếm để không phát vượng trong suốt chiều dài lịch sử, mà đỉnh cao là Mã Viện và Cao Biền.
(Vụ long mạch và cuộc chiến tâm linh giữa Mã Viện, Cao Biền và sự hóa giải của Tả Ao, Văn Tèo sẽ kể ở bài sau. Độc giả tới đây sẽ nhìn nhau hỏi, ủa Tony là ai, là ai mà hiểu biết quá vậy. Mà thông tuệ quá vậy? Câu trả lời là: phàm là Tony, thì cái gì cũng biết. Phàm là người Việt thì đều yêu mến Tony, vì anh ấy không nhưng thông tuệ mà còn đệp choai lồng lộng).
Ừa để kể tiếp. Cứ lan man tự khen mình, nghe bắt mệt. Phàm là của ngon vật lạ của các xứ thì có thể đem về Trung Hoa để thiên triều thêm sung túc, nhưng những gì ngon lành của Trung Nguyên thì không được mang sang biên giới với đội ngũ hải quan dày đặc. Ngay cả một giống ngô ( bắp) cao sản nổi tiếng vùng Giang Nam, năng suất cao, triều đình Trung Hoa xem là bí mật của sức mạnh kinh tế, không cho phép mang đi. Người Tàu nào mang sang sẽ bị tru di tam tộc, còn người Nam thì đi bên đó về, sẽ bị hải quan biên giới khám xét kỹ càng, bóp họng móc tai lột quần xem có giấu hạt nào không.
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đó là sự kiện ông trạng nào đó trong 1 lần đi sứ về, đã lừa hải quan Trung Hoa bằng cách nhét hạt ngô vào did của mình và các tùy tùng (giống em bé bị sốt lấy paracetamol nhét vào đit vậy). Sau khi hải quan cửa khẩu khám xét, thấy không mang gì ra khỏi nước họ nên cho qua. Sau đó, các tùy tùng tổ chức ị ra rồi cho gieo trồng. Thật kỳ lạ, những cây ngô này xanh tốt lạ thường, cao sản hơn cả quê hương Giang Nam của nó.
Khoa học ngày nay giải thích, vì trong hậu môn có 1 độ ẩm và 1 số vi khuẩn có lợi thẩm thấu vào trong hạt, giúp nó có độ nẩy mầm cao. Chính phát minh này của ông đã mở đường cho việc phát triển công nghệ vi sinh xử lý hạt giống sau này của thế giới.
Tony có anh bạn, nghe Tony kể nên bắt chước làm nông trại cả mấy hecta. Hôm bữa gặp, thấy đi dạng chân kiểu hàng hai, hỏi sao, ảnh nói phương pháp xử lý giống của em có năng suất rất cao, nhưng đau did quá em ạ.
Hỏi ra thì biết anh ấy đang trồng cóc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét