Sau đợt bán hàng cà chua ở Hà Nội, có thể rút ra là việc đem nông sản Đà Lạt ra bán ở đất Bắc rất khó. Ở miền Bắc, ngoại trừ 4 tháng mùa đông với rau vụ đông rất ngon, 8 tháng còn lại phụ thuộc nhiều vào nông sản Trung Quốc. Ví dụ như cà chua, nhiều bà con nói sao cà chua Đà Lạt giống của Trung Quốc quá, lại to hơn và không đỏ đẹp bằng. Giống cà chua bản địa của mình hình dẹp, có khía trên cuống…chỉ trồng được 1 vụ thôi, còn cà chua trồng công nghiệp (Trung Quốc, Đà Lạt, Thái Lan…) hình dạng cao, là giống lai F1, F2, đều nguồn từ các công ty cung cấp hạt giống, trồng được quanh năm ở nơi có nhiệt độ dưới 25 độ C (giống lai là giống chỉ ăn, không lấy hạt để trồng được vì phải mua hạt giống của công ty bán giống). Công ty giống này cung cấp giống cho khắp nơi trên thế giới, nên trồng quy mô công nghiệp thì buộc phải trồng giống này. Bắp cải, su hào, cà rốt, súp lơ, cà chua,…hàng nông sản trồng đại trà này ở VN, Thái, Indo, Ấn Độ…đều giống nhau hết về chủng, chỉ có ĐK canh tác khác nhau thì có thể to hơn, dài hơn hoặc vị khác nhau một chút.
Đất ở Đà Lạt là đất bazan tốt hơn ở Vân Nam, nên quả thường to hơn, và kích cỡ màu sắc không đều nhau. Cà Rốt, Khoai Tây, Hành Tây, Củ Dền, Ớt Chuông…đều như vậy hết. Và bà con Đà Lạt không có thuốc giữ quả chín lâu như nông dân ở Vân Nam, nên cà chua chín đỏ nhanh và rục rất nhanh. Chưa kể 1500km vận chuyển từ Đà Lạt ra so với 300km từ biên giới Việt Trung, thì tỷ lệ quả hỏng là cao hơn nhiều. Dù giá bán bằng nhau do không lấy lãi nhưng do các lý do về ngoại quan, nên việc tiêu thụ trở nên rất khó khăn.
Team tình nguyện làm thử và dự kiến bán vào mỗi sáng chủ nhật, tuy nhiên tốc độ tiêu thụ chậm quá, nên team sẽ xem xét lại. Vì làm tình nguyện, làm không công thì được, nhưng phải bỏ tiền túi ra để vứt nông sản đã bị hỏng thì team không làm được, vì các bạn tình nguyện đều là sinh viên, các nhân viên trẻ không có nhiều tiền. Lần thử nghiệm này để rút KN, bạn nào có ý định kinh doanh nông sản Đà Lạt ở miền Bắc, các bạn nên tính các yếu tố này nhé. Tính kỹ tỷ lệ hư hỏng do vận chuyển và chỉ lấy đúng theo số lượng đã đặt trước, không nên tồn trữ. Team tình nguyện chỉ có thể lấy hàng từ Đà Lạt ra theo nhu cầu đặt trước của một số gia đình cần rau an toàn của CLB con dượng. Các bạn có thể liên hệ với email tinhnguyen.tnbs@gmail.com để lại số ĐT để đặt trước và chúng tôi chỉ giao đúng số lượng bà con đặt vào sáng chủ nhật hàng tuần cho ai đặt trước thứ 4. Và cũng không có thời gian ship tận nhà nên bà con đặt rồi thì phải đến lấy trong ngày chủ nhật.
Team Tình Nguyện TnBS, Hà Nội.
Đất ở Đà Lạt là đất bazan tốt hơn ở Vân Nam, nên quả thường to hơn, và kích cỡ màu sắc không đều nhau. Cà Rốt, Khoai Tây, Hành Tây, Củ Dền, Ớt Chuông…đều như vậy hết. Và bà con Đà Lạt không có thuốc giữ quả chín lâu như nông dân ở Vân Nam, nên cà chua chín đỏ nhanh và rục rất nhanh. Chưa kể 1500km vận chuyển từ Đà Lạt ra so với 300km từ biên giới Việt Trung, thì tỷ lệ quả hỏng là cao hơn nhiều. Dù giá bán bằng nhau do không lấy lãi nhưng do các lý do về ngoại quan, nên việc tiêu thụ trở nên rất khó khăn.
Team tình nguyện làm thử và dự kiến bán vào mỗi sáng chủ nhật, tuy nhiên tốc độ tiêu thụ chậm quá, nên team sẽ xem xét lại. Vì làm tình nguyện, làm không công thì được, nhưng phải bỏ tiền túi ra để vứt nông sản đã bị hỏng thì team không làm được, vì các bạn tình nguyện đều là sinh viên, các nhân viên trẻ không có nhiều tiền. Lần thử nghiệm này để rút KN, bạn nào có ý định kinh doanh nông sản Đà Lạt ở miền Bắc, các bạn nên tính các yếu tố này nhé. Tính kỹ tỷ lệ hư hỏng do vận chuyển và chỉ lấy đúng theo số lượng đã đặt trước, không nên tồn trữ. Team tình nguyện chỉ có thể lấy hàng từ Đà Lạt ra theo nhu cầu đặt trước của một số gia đình cần rau an toàn của CLB con dượng. Các bạn có thể liên hệ với email tinhnguyen.tnbs@gmail.com để lại số ĐT để đặt trước và chúng tôi chỉ giao đúng số lượng bà con đặt vào sáng chủ nhật hàng tuần cho ai đặt trước thứ 4. Và cũng không có thời gian ship tận nhà nên bà con đặt rồi thì phải đến lấy trong ngày chủ nhật.
Team Tình Nguyện TnBS, Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét