Có lần Tony ngồi ở quán cà phê, bàn bên là 2 gia đình, một Tây một Việt. Mỗi gia đình đều có 1 em bé khoảng 2-3 tuổi, tụi nó tự làm quen và chơi với nhau. Bỗng dưng đứa bé con Tây vấp cái chân ghế và ngã sóng soài, bố mẹ cô bé vẫn ngồi yên uống nước, chỉ nói động viên, thôi đứng lên đi con. Cô bé ấy đứng dậy, phủi bụi và chơi tiếp, như không có chuyện gì xảy ra. Bàn bên kia, gia đình người Việt nói hay nhỉ, giáo dục Tây đề cao tính tự lập, mình cũng sẽ dạy con như thế, chứ dạy con kiểu Việt Nam riết nó hư hỏng hết.
Đâu khoảng 15 phút sau, tới cậu bé người Việt lại va vào cái ghế và ngã y chang. Bà mẹ của cậu, một bà mẹ trẻ đeo kính trông rất trí thức, gầm lên với anh chồng “mắt mũi anh để đâu mà không trông nó”, anh chồng cuống quýt chạy đến đỡ dậy, quay lại mắng vợ là “có phải là con của cô không mà cô không giữ”. Bà ngoại hoặc bà nội gì đấy cũng chạy đến, xúm nhau đỡ cậu dậy, bà cảm thấy có lỗi khi thấy 2 vợ chồng vẻ mặt cau có, có ý muốn nói là “cháu ngã tại bà”. Thấy 3 người xung quanh đổ qua đổ lại, cậu bé bèn khóc rất to. Người bà vừa bế, vừa dỗ dành, vừa đánh cái ghế, đánh cái bàn, đánh người cha, đánh người mẹ, cứ mỗi lần vung tay đánh thì nói “cái tội của cái ghế này, cái bàn này, làm em đau này…”. Sau khi đánh hầu hết người của cả quán, thì cậu bé mới cười, mới bỏ qua cái việc vừa té ngã lúc nãy.
Tony ngồi nghĩ. Dù văn minh phương Tây có hay, có tiến bộ cách mấy, mình nhìn thấy nhưng chưa chắc là áp dụng được. Đụng chuyện thì vẫn cách xử lý cũ. Và đứa trẻ ấy lớn lên, mọi vấp ngã của nó, không bao giờ là do nó. Tất cả mọi thất bại là do ai đó, thậm chí do vật vô tri vô giác như cái ghế cái bàn...Và đều phải bị trừng trị, bị đánh, bị đổ lỗi.
Ở các nước châu Á, có lẽ lối giáo dục này tạo thành văn hóa chỉ trích người khác nhưng tuyệt nhiên không nói đến mình. Giáo viên nói học sinh dốt. Học sinh thì nói giáo viên dạy dở, chương trình dở. Giám đốc nói nhân viên kém cỏi. Nhân viên thì chê giám đốc không đủ trình. Đồng nghiệp thì xét nét nhau, đổ lỗi cho nhau khi có sự cố. Trừ mình. Hễ ai nói đến mình là nổi điên,vì tôi là 1 pháo đài bất khả đề cập.
Có độc giả thích Tony viết lắm. Cứ 1 bài miêu tả 1 thói xấu của ai đó, thì cả trăm comment nhảy vô chê bai khí thế. Nhưng bài nào tương tự như mình thì giãy nảy lên, gửi mail nói “anh không được nói em như thế trên page, em cảm thấy bị xúc phạm nặng nề”.
Tony có anh bạn tên B, vừa tốt nghiệp ngoại thương vừa bách khoa, từng đi du học, từng làm tập đoàn nước ngoài, đang làm giám đốc 1 công ty lớn. Có lần đi hội nghị ở khách sạn Sofitel với Tony, anh đậu xe ở dưới, đi bộ từ vỉa hè lên sảnh khách sạn thì anh giẫm phải bã kẹo chewingum (cao su). Anh chửi đậu phộng, cái bọn vô ý thức. Sau đó anh chạy tới bẻ 1 nhành cây (nhành cây trứng cá), cúi xuống chọt gỡ bã kẹo ra khỏi giày rồi vội vã bước vào họp. Lúc họp xong đi ra, thì trước khách sạn, Tony thấy cây trứng cá đã trụi lũi cành, bã kẹo cao su vẫn trên vỉa hè, bên cạnh là 1 đống cành lá của cây trứng cá…
P/S: Đăng bài này xong, Tony phải vô check mail ngay. Thể nào B cũng gửi email “tôi bị xúc phạm nặng nề, tôi có ăn kẹo nhả xuống đâu, cái bã ấy của ai, đề nghị làm rõ. Tôi bận quá nên làm gì có thời gian dọn cái bã kẹo ấy. Cái cây bị trụi lũi ấy là do mấy đứa ngoài xã hội kia chứ tôi chỉ bẻ có 1 nhành. Nhiệm vụ dọn rác là của công ty vệ sinh, của bảo vệ khách sạn, của x, của y, của z…”
Đâu khoảng 15 phút sau, tới cậu bé người Việt lại va vào cái ghế và ngã y chang. Bà mẹ của cậu, một bà mẹ trẻ đeo kính trông rất trí thức, gầm lên với anh chồng “mắt mũi anh để đâu mà không trông nó”, anh chồng cuống quýt chạy đến đỡ dậy, quay lại mắng vợ là “có phải là con của cô không mà cô không giữ”. Bà ngoại hoặc bà nội gì đấy cũng chạy đến, xúm nhau đỡ cậu dậy, bà cảm thấy có lỗi khi thấy 2 vợ chồng vẻ mặt cau có, có ý muốn nói là “cháu ngã tại bà”. Thấy 3 người xung quanh đổ qua đổ lại, cậu bé bèn khóc rất to. Người bà vừa bế, vừa dỗ dành, vừa đánh cái ghế, đánh cái bàn, đánh người cha, đánh người mẹ, cứ mỗi lần vung tay đánh thì nói “cái tội của cái ghế này, cái bàn này, làm em đau này…”. Sau khi đánh hầu hết người của cả quán, thì cậu bé mới cười, mới bỏ qua cái việc vừa té ngã lúc nãy.
Tony ngồi nghĩ. Dù văn minh phương Tây có hay, có tiến bộ cách mấy, mình nhìn thấy nhưng chưa chắc là áp dụng được. Đụng chuyện thì vẫn cách xử lý cũ. Và đứa trẻ ấy lớn lên, mọi vấp ngã của nó, không bao giờ là do nó. Tất cả mọi thất bại là do ai đó, thậm chí do vật vô tri vô giác như cái ghế cái bàn...Và đều phải bị trừng trị, bị đánh, bị đổ lỗi.
Ở các nước châu Á, có lẽ lối giáo dục này tạo thành văn hóa chỉ trích người khác nhưng tuyệt nhiên không nói đến mình. Giáo viên nói học sinh dốt. Học sinh thì nói giáo viên dạy dở, chương trình dở. Giám đốc nói nhân viên kém cỏi. Nhân viên thì chê giám đốc không đủ trình. Đồng nghiệp thì xét nét nhau, đổ lỗi cho nhau khi có sự cố. Trừ mình. Hễ ai nói đến mình là nổi điên,vì tôi là 1 pháo đài bất khả đề cập.
Có độc giả thích Tony viết lắm. Cứ 1 bài miêu tả 1 thói xấu của ai đó, thì cả trăm comment nhảy vô chê bai khí thế. Nhưng bài nào tương tự như mình thì giãy nảy lên, gửi mail nói “anh không được nói em như thế trên page, em cảm thấy bị xúc phạm nặng nề”.
Tony có anh bạn tên B, vừa tốt nghiệp ngoại thương vừa bách khoa, từng đi du học, từng làm tập đoàn nước ngoài, đang làm giám đốc 1 công ty lớn. Có lần đi hội nghị ở khách sạn Sofitel với Tony, anh đậu xe ở dưới, đi bộ từ vỉa hè lên sảnh khách sạn thì anh giẫm phải bã kẹo chewingum (cao su). Anh chửi đậu phộng, cái bọn vô ý thức. Sau đó anh chạy tới bẻ 1 nhành cây (nhành cây trứng cá), cúi xuống chọt gỡ bã kẹo ra khỏi giày rồi vội vã bước vào họp. Lúc họp xong đi ra, thì trước khách sạn, Tony thấy cây trứng cá đã trụi lũi cành, bã kẹo cao su vẫn trên vỉa hè, bên cạnh là 1 đống cành lá của cây trứng cá…
P/S: Đăng bài này xong, Tony phải vô check mail ngay. Thể nào B cũng gửi email “tôi bị xúc phạm nặng nề, tôi có ăn kẹo nhả xuống đâu, cái bã ấy của ai, đề nghị làm rõ. Tôi bận quá nên làm gì có thời gian dọn cái bã kẹo ấy. Cái cây bị trụi lũi ấy là do mấy đứa ngoài xã hội kia chứ tôi chỉ bẻ có 1 nhành. Nhiệm vụ dọn rác là của công ty vệ sinh, của bảo vệ khách sạn, của x, của y, của z…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét