Vải là tên dân dã của quả lệ chi, một trái cây đặc biệt. Ở Việt Nam, chỉ có khu vực đồng bằng sông Hồng là trồng có năng suất cao, các vùng khác trồng được nhưng quả rất bé hoặc không ra hoa. Huyện Thanh Hà/Chí Linh tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang là 3 vùng trồng quả này nhiều nhất và lệ chi ở đây có mùi vị hết sức độc đáo.
Khi nước ta còn Bắc thuộc, thời nhà Đường, người đẹp Dương Quý Phi rất thích ăn quả này. Cứ mỗi năm, khi quả lệ chi vừa ra quả nhỏ, hàng trăm phu đã phải bứng gốc với bầu đất rất to và khiêng đi, mất cả tháng mới đến được kinh đô Tây An (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc). Trên đường đi, mọi người đã phải che chắn nếu không nó sẽ rụng, và tưới nước để nó vẫn lớn. Đến nơi thì quả lệ chi đã chín đỏ, mọng nước và người đẹp họ Dương có thể thưởng lãm với Đường Minh Hoàng, lâu lâu nàng lén lút cho An Lộc Sơn 1 quả, An Lộc Sơn mừng quá nói hạo a, hạo a…
Lệ chi từ đó biến thành tên quốc tế, tiếng Hoa tiếng Anh tiếng Nhật gì cũng phát âm na ná lệ chi. Giống như quả Tu-Rên của Campuchia, nguồn gốc từ đây nên tiếng Anh cũng Durian, tiếng Việt là Sầu Riêng còn tiếng Hoa là Lưu Luyến Quả. Cây lệ chi hàng năm chỉ ra hoa 1 lần, và đồng loạt chín trong khoảng 2-3 tuần, nên việc bảo quản rất khó. Ngoài việc sấy khô thủ công, việc đầu tư nhà máy chế biến vải khó khả thi, vì không thể hoạt động chỉ trong 1 thời gian ngắn còn quanh năm đóng cửa. Nên quả lệ chi, dù thân phận hoàng tộc cao quý, phải chịu cảnh đổ đống hoặc nông dân để mặc gió lay rụng đầy gốc vườn. Năm nào, cứ được mùa vải, thì nông dân lại nước mắt như mưa. Vì đầu ra hầu như phụ thuộc vào bên kia biên giới, các hậu duệ của Dương Quý Phi lúc ăn ào ào, trái xanh cũng mua, có lúc nói nổi mụn hẻm ăn nữa, xe chở quả lệ chi nối đuôi dài ở cửa khẩu Tân Thanh…
Lúc đó, ở huyện Lục Ngạn nọ, bỗng xuất hiện một cô giáo (nghe giống chuyện cổ tích). Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô về quê và dạy hóa sinh ở một trường cấp 2. Hàng ngày đi dạy, cứ đến mùa, nhìn thấy những quả vải đổ đống bên đường, trong khi học trò của mình, tức con em các nông dân trồng vải lại nghèo xơ xác, cô quyết định phải làm 1 cái gì đó. Cô tìm tòi lại kiến thức đã học ở giảng đường, ép nước vải ra, hòa với mật ong, lên men để làm rượu, làm giấm. Sản phẩm đầu tay, cô đưa cho bạn bè đồng nghiệp dùng thử, ai cũng khen ngon. Thế rồi cô quyết định đầu tư lớn, mua nhiều thùng chứa về, vải đổ đống của bà con được cô mua lại, ép ra, và ủ sẵn. Bà con vui mừng vì giờ đây đã có thêm 1 kênh tiêu thụ khác. Những bông hoa lệ chi bạt ngàn cũng là điều kiện để ngành ong mật địa phương phát triển mạnh, lúc những quả lệ chi bắt đầu mọng đỏ thì những tổ ong cũng đầy mật ngọt. Cô kết hợp 2 món quà trời cho ấy, cộng với chút kiến thức của một cô giáo dạy hóa sinh, sự kiên trì và với tình yêu nông sản Việt một cách mãnh liệt, từ đó một loại giấm vải mang tên cô ra đời.
Lần đầu tiên khi cô viết thư cho Tony giới thiệu sản phẩm, Tony ngỡ ngàng vì chưa nghe đến giấm vải bao giờ, hồi giờ toàn ăn giấm gạo, sau này có tiền thì ăn giấm táo, dấm dứa nhập khẩu. Sau khi dùng thử giấm của cô giáo, thì với Tony, không có loại giấm nào ngon hơn thế nữa. Muối tiêu hay muối rau răm, sau khi hòa chút giấm vải vào, thành món chấm cực ngon. Còn xà lách rau sống trộn dầu giấm, thì là món khoái khẩu hàng ngày của Tony. Giấm của cô giáo có vị chua thanh của vải, vị ngọt hậu của mật ong, và cả tình yêu thiêng liêng với mọi sản vật trời đất ban cho nước Việt.
Tony dạo này rất bận, vì vụ Đông Xuân chính vụ, sức khỏe đã kém hẳn mấy phần, nét thanh tú cũng từ đó phôi phai. May mà nhờ mấy chai giấm của chị, Tony ăn uống được nhiều hơn, có sức khỏe mà làm việc. Dù rất bận nhưng Tony vẫn ráng 20 phút sáng nay để viết về cô, khi tháng 11, mùa hiến chương nhà giáo đang về.
Khi ở miệt Cần Thơ có một Tony đang ngồi vừa bán phân vừa viết những dòng chữ này, thì ở miền Lục Ngạn, có một cô giáo đang say sưa cắt nghĩa cho tụi nhỏ những phương trình phản ứng hóa học giản đơn, rồi tất tả về nhà mở từng thùng trông coi “con giấm”. Tony chợt nghĩ, nếu ở mỗi xã mỗi huyện của đất Việt mình, đều có ít nhất một người như cô giáo, thì nông sản của bà con sẽ không còn phải phập phồng nỗi lo được mùa mất giá nữa. Tony tặng cô thương hiệu Litvin, Lit là litchi, tên quốc tế của quả lệ chi, còn vin là vinegar, nghĩa là giấm, vin cũng có nghĩa là Vietnam, với hy vọng những Litvin của cô sẽ bay xa, thật xa.
Tháng 11. Gió mùa đông bắc bắt đầu rét mướt trên những quả đồi lệ chi ở Lục Ngạn.
Tháng 11. Mùa hiến chương nhà giáo đang về.
Khi nước ta còn Bắc thuộc, thời nhà Đường, người đẹp Dương Quý Phi rất thích ăn quả này. Cứ mỗi năm, khi quả lệ chi vừa ra quả nhỏ, hàng trăm phu đã phải bứng gốc với bầu đất rất to và khiêng đi, mất cả tháng mới đến được kinh đô Tây An (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc). Trên đường đi, mọi người đã phải che chắn nếu không nó sẽ rụng, và tưới nước để nó vẫn lớn. Đến nơi thì quả lệ chi đã chín đỏ, mọng nước và người đẹp họ Dương có thể thưởng lãm với Đường Minh Hoàng, lâu lâu nàng lén lút cho An Lộc Sơn 1 quả, An Lộc Sơn mừng quá nói hạo a, hạo a…
Lệ chi từ đó biến thành tên quốc tế, tiếng Hoa tiếng Anh tiếng Nhật gì cũng phát âm na ná lệ chi. Giống như quả Tu-Rên của Campuchia, nguồn gốc từ đây nên tiếng Anh cũng Durian, tiếng Việt là Sầu Riêng còn tiếng Hoa là Lưu Luyến Quả. Cây lệ chi hàng năm chỉ ra hoa 1 lần, và đồng loạt chín trong khoảng 2-3 tuần, nên việc bảo quản rất khó. Ngoài việc sấy khô thủ công, việc đầu tư nhà máy chế biến vải khó khả thi, vì không thể hoạt động chỉ trong 1 thời gian ngắn còn quanh năm đóng cửa. Nên quả lệ chi, dù thân phận hoàng tộc cao quý, phải chịu cảnh đổ đống hoặc nông dân để mặc gió lay rụng đầy gốc vườn. Năm nào, cứ được mùa vải, thì nông dân lại nước mắt như mưa. Vì đầu ra hầu như phụ thuộc vào bên kia biên giới, các hậu duệ của Dương Quý Phi lúc ăn ào ào, trái xanh cũng mua, có lúc nói nổi mụn hẻm ăn nữa, xe chở quả lệ chi nối đuôi dài ở cửa khẩu Tân Thanh…
Lúc đó, ở huyện Lục Ngạn nọ, bỗng xuất hiện một cô giáo (nghe giống chuyện cổ tích). Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô về quê và dạy hóa sinh ở một trường cấp 2. Hàng ngày đi dạy, cứ đến mùa, nhìn thấy những quả vải đổ đống bên đường, trong khi học trò của mình, tức con em các nông dân trồng vải lại nghèo xơ xác, cô quyết định phải làm 1 cái gì đó. Cô tìm tòi lại kiến thức đã học ở giảng đường, ép nước vải ra, hòa với mật ong, lên men để làm rượu, làm giấm. Sản phẩm đầu tay, cô đưa cho bạn bè đồng nghiệp dùng thử, ai cũng khen ngon. Thế rồi cô quyết định đầu tư lớn, mua nhiều thùng chứa về, vải đổ đống của bà con được cô mua lại, ép ra, và ủ sẵn. Bà con vui mừng vì giờ đây đã có thêm 1 kênh tiêu thụ khác. Những bông hoa lệ chi bạt ngàn cũng là điều kiện để ngành ong mật địa phương phát triển mạnh, lúc những quả lệ chi bắt đầu mọng đỏ thì những tổ ong cũng đầy mật ngọt. Cô kết hợp 2 món quà trời cho ấy, cộng với chút kiến thức của một cô giáo dạy hóa sinh, sự kiên trì và với tình yêu nông sản Việt một cách mãnh liệt, từ đó một loại giấm vải mang tên cô ra đời.
Lần đầu tiên khi cô viết thư cho Tony giới thiệu sản phẩm, Tony ngỡ ngàng vì chưa nghe đến giấm vải bao giờ, hồi giờ toàn ăn giấm gạo, sau này có tiền thì ăn giấm táo, dấm dứa nhập khẩu. Sau khi dùng thử giấm của cô giáo, thì với Tony, không có loại giấm nào ngon hơn thế nữa. Muối tiêu hay muối rau răm, sau khi hòa chút giấm vải vào, thành món chấm cực ngon. Còn xà lách rau sống trộn dầu giấm, thì là món khoái khẩu hàng ngày của Tony. Giấm của cô giáo có vị chua thanh của vải, vị ngọt hậu của mật ong, và cả tình yêu thiêng liêng với mọi sản vật trời đất ban cho nước Việt.
Tony dạo này rất bận, vì vụ Đông Xuân chính vụ, sức khỏe đã kém hẳn mấy phần, nét thanh tú cũng từ đó phôi phai. May mà nhờ mấy chai giấm của chị, Tony ăn uống được nhiều hơn, có sức khỏe mà làm việc. Dù rất bận nhưng Tony vẫn ráng 20 phút sáng nay để viết về cô, khi tháng 11, mùa hiến chương nhà giáo đang về.
Khi ở miệt Cần Thơ có một Tony đang ngồi vừa bán phân vừa viết những dòng chữ này, thì ở miền Lục Ngạn, có một cô giáo đang say sưa cắt nghĩa cho tụi nhỏ những phương trình phản ứng hóa học giản đơn, rồi tất tả về nhà mở từng thùng trông coi “con giấm”. Tony chợt nghĩ, nếu ở mỗi xã mỗi huyện của đất Việt mình, đều có ít nhất một người như cô giáo, thì nông sản của bà con sẽ không còn phải phập phồng nỗi lo được mùa mất giá nữa. Tony tặng cô thương hiệu Litvin, Lit là litchi, tên quốc tế của quả lệ chi, còn vin là vinegar, nghĩa là giấm, vin cũng có nghĩa là Vietnam, với hy vọng những Litvin của cô sẽ bay xa, thật xa.
Tháng 11. Gió mùa đông bắc bắt đầu rét mướt trên những quả đồi lệ chi ở Lục Ngạn.
Tháng 11. Mùa hiến chương nhà giáo đang về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét