Đêm trăng trên bến Phong Kiều
Tp Tô Châu, tức thành Cô Tô xưa, là một cổ trấn rất đẹp,cách Thượng Hải khoảng một giờ đi tàu lửa. Nó được ví như nhan sắc nàng Tây Thi, là thiên đường nơi hạ giới với câu "Shang you tian tang, xia you Su Hang" tức trên có thiên đường, dưới có Tô-Hàng (Tô Châu và Hàng Châu).
Tô Châu có dòng sông nhỏ uốn quanh những khu phố cổ kính, nổi tiếng nhất là bến Phong Kiều. Cùng với Hoàng Hạc Lâu, bến Phong Kiều là thánh địa thơ ca của Trung Hoa, nổi tiếng với bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của nhà thơ Trương Kế. Vì đây là bài thơ mẫu mực của Đường thi, chữ thì hết sức kiệm mà có thể vẽ nên một bức tranh vô cùng, vô cùng đẹp đẽ. Bài thơ giúp rèn luyện trí tượng tượng và óc thẩm mỹ văn học của người đọc, chính vì vậy không chỉ riêng ở Việt Nam, nhiều nước cũng đưa bài thơ này vào giáo khoa thư. Nên nếu bạn làm ăn với Trung Quốc hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore,… lúc trà dư tửu hậu mà đọc bài thơ này lên, thế nào bọn nó cũng rú lên trong thán phục.
Chuyện kể rằng, sĩ tử họ Trương trên đường đi thi hỏng trở lại quê nhà, một đêm trú ngụ trên bến Phong Kiều, đã cảm tác ra những vần thơ tuyệt tác như sau:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Dịch: (Nguyễn Hàm Ninh)
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Trong mảnh trăng non chênh chếch vừa lặn xuống (nguyệt lạc), một con thuyền lặng lẽ buông neo trên sông, một tiếng quạ thảng thốt (ô đề) kêu trong màn sương trắng trời trắng đất (sương mãn thiên). Hàng cây phong bên sông (giang phong), đối diện nhau, say ngủ (đối sầu miên). Chập chờn ánh lửa thuyền câu (ngư hỏa), hắt lên hai bên bờ, hắt lên hàng cây phong, loang loáng. Xa xa, chùa Hàn San uy nghi trầm mặc. Và đến nửa đêm (dạ bán), tiếng chuông chùa chợt điểm vài tiếng (chung thanh), lay động không gian vốn đang chìm trong tĩnh mịch. Tiếng chuông ấy “ đáo khách thuyền”, tức vang vọng đến con thuyền và người lữ khách đang cô đơn lòng dạ rối bời.
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Trung Hoa rộng lớn, người ta lấy sông Trường Giang làm ranh giới, và phía nam được gọi là miền Giang Nam nổi tiếng trù phú và giàu có.
Du khách đến bến Phong Kiều, lòng ai cũng bâng khuâng đến lạ. Ngỡ như người xưa vẫn cứ đâu đây. Chùa Hàn San với hơn 1400 tuổi, với tiếng chuông lay động tâm hồn thi sĩ họ Trương một thời, lay động cả nền thi ca nhân loại, lay động con người trên khắp thế gian, muôn ngàn năm sau vẫn còn vang mãi.
Tp Tô Châu, tức thành Cô Tô xưa, là một cổ trấn rất đẹp,cách Thượng Hải khoảng một giờ đi tàu lửa. Nó được ví như nhan sắc nàng Tây Thi, là thiên đường nơi hạ giới với câu "Shang you tian tang, xia you Su Hang" tức trên có thiên đường, dưới có Tô-Hàng (Tô Châu và Hàng Châu).
Tô Châu có dòng sông nhỏ uốn quanh những khu phố cổ kính, nổi tiếng nhất là bến Phong Kiều. Cùng với Hoàng Hạc Lâu, bến Phong Kiều là thánh địa thơ ca của Trung Hoa, nổi tiếng với bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của nhà thơ Trương Kế. Vì đây là bài thơ mẫu mực của Đường thi, chữ thì hết sức kiệm mà có thể vẽ nên một bức tranh vô cùng, vô cùng đẹp đẽ. Bài thơ giúp rèn luyện trí tượng tượng và óc thẩm mỹ văn học của người đọc, chính vì vậy không chỉ riêng ở Việt Nam, nhiều nước cũng đưa bài thơ này vào giáo khoa thư. Nên nếu bạn làm ăn với Trung Quốc hay Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore,… lúc trà dư tửu hậu mà đọc bài thơ này lên, thế nào bọn nó cũng rú lên trong thán phục.
Chuyện kể rằng, sĩ tử họ Trương trên đường đi thi hỏng trở lại quê nhà, một đêm trú ngụ trên bến Phong Kiều, đã cảm tác ra những vần thơ tuyệt tác như sau:
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Dịch: (Nguyễn Hàm Ninh)
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Trong mảnh trăng non chênh chếch vừa lặn xuống (nguyệt lạc), một con thuyền lặng lẽ buông neo trên sông, một tiếng quạ thảng thốt (ô đề) kêu trong màn sương trắng trời trắng đất (sương mãn thiên). Hàng cây phong bên sông (giang phong), đối diện nhau, say ngủ (đối sầu miên). Chập chờn ánh lửa thuyền câu (ngư hỏa), hắt lên hai bên bờ, hắt lên hàng cây phong, loang loáng. Xa xa, chùa Hàn San uy nghi trầm mặc. Và đến nửa đêm (dạ bán), tiếng chuông chùa chợt điểm vài tiếng (chung thanh), lay động không gian vốn đang chìm trong tĩnh mịch. Tiếng chuông ấy “ đáo khách thuyền”, tức vang vọng đến con thuyền và người lữ khách đang cô đơn lòng dạ rối bời.
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Trung Hoa rộng lớn, người ta lấy sông Trường Giang làm ranh giới, và phía nam được gọi là miền Giang Nam nổi tiếng trù phú và giàu có.
Du khách đến bến Phong Kiều, lòng ai cũng bâng khuâng đến lạ. Ngỡ như người xưa vẫn cứ đâu đây. Chùa Hàn San với hơn 1400 tuổi, với tiếng chuông lay động tâm hồn thi sĩ họ Trương một thời, lay động cả nền thi ca nhân loại, lay động con người trên khắp thế gian, muôn ngàn năm sau vẫn còn vang mãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét