Hạc ngọa ngữ với Tô Nỳ, bài 9
Sự đúng giờ và đẳng cấp của người Đức
Punctual: đọc là Pân chiu-ồ, tức đúng giờ. Danh từ của nó là Punctuality, đọc là ‘pân chiu á lờ-ti’. Lờ nhẹ.
Người ta còn dùng từ “on time”, nhưng dân sang chảnh phải dùng từ khó. Đó là punctual. Mình mời đám cưới 6h mà 7h khách mới đến, thì chỉ thẳng vào mặt và nói “be punctual please”.
Dân Sài Gòn thích xài giờ cao su ( cùng với số cái khác cũng làm bằng cao su). Nên làm gì cũng bê trễ. Tác phong công nghiệp đâu có cho phép chuyện này. Bên Đức, trường mở cửa lúc 8h, tức 7h55 hạc sinh và giáo viên đã tề tựu trong lớp. Đúng 8h, mở sách vở ra. Hạc sinh đến trễ, nó không cho vô dù năn nỉ cỡ nào cũng không được. Đuổi về 3 bữa là hết dám đi trễ.
Ở công sở cũng vậy, 9h vô làm thì 8h55 đã có mặt đầy đủ, đúng 9h là bắt đầu giao dịch làm việc. Sự đúng giờ là cái đầu tiên để thực hiện cái Đít Xíp Lìn (discipline-kỷ luật-bài 11), nên nước Đức giữ vững danh hiệu nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong bao nhiêu năm. Kinh tế châu Âu suy thoái gì đó chứ ở Đức chẳng hề hấn gì. Một cái hay mà công dân Đức hay người được hưởng nền giáo dục của Đức chính là Punctuality. Sự đúng giờ là cái đầu tiên của sự kỷ luật.
Tony có chị bạn. Cơ quan chị mở cửa lúc 7h30 chứ 8h chị mới đến, để cái giỏ ở đó rồi xách đít đi ăn real noodle (bún riêu), 9h mới về. Hành lá cô bán bún xắt nhỏ quá giắt đầy, nên chị phải xỉa. Đến 10h thì xỉa xong bộ răng. Cái bắt tay vô làm việc. Vừa làm vừa nhắn tin cười nói hỉ hả. 10h30 đi về nấu cơm, ngủ trưa đến 2h chiều mới vô lại. Kiểu nông dân ở quê, mấy giờ đi thăm ruộng thì đi, không ai chế tài, lười thì khỏi đi cũng được. Sếp mắng thì chị khóc, mũi dãi trào ra.
Ở cơ quan Tony, họp hành, ai đi trễ quá 5 phút mà không thông báo, thôi khỏi vào họp. Vì họp với 10 người, mỗi người mất 5 phút, vậy cái vị đi trễ ấy đã ăn cắp mất 50 phút của người khác. Trong phòng họp, 10 người ngóc mỏ nhìn nhau hẻm biết làm gì, ngồi chờ có 1 người.
Hai chữ Punctual và Punctuality phải được quán triệt thật chuẩn. Mình cứ đi đúng giờ đi, tạo thành nhóm người có lé-vồ ( level) cao. Các bạn trẻ phải tập ngay từ bây giờ, sau này đi ra nước ngoài du hạc hay làm việc cho các công ty đa quốc gia, nó nói cho nhục mặt. Trễ nhiều nó đuổi luôn chứ chẳng chơi.
Mình đúng giờ mới khinh tụi hay đi muộn được.
Còn mình sống trong tập thể mà văn hóa đi muộn phổ biến và không có nhắc nhở hay chế tài gì, thì thủ sẵn một bộ bài tây. Có ai đi trễ thì mình lấy bài ra đánh tiến lên hay phỏm. Thay vì ngóc mỏ ngồi đợi cái đứa vớ vẩn ấy vẫn còn đang ngủ.
Sự đúng giờ và đẳng cấp của người Đức
Punctual: đọc là Pân chiu-ồ, tức đúng giờ. Danh từ của nó là Punctuality, đọc là ‘pân chiu á lờ-ti’. Lờ nhẹ.
Người ta còn dùng từ “on time”, nhưng dân sang chảnh phải dùng từ khó. Đó là punctual. Mình mời đám cưới 6h mà 7h khách mới đến, thì chỉ thẳng vào mặt và nói “be punctual please”.
Dân Sài Gòn thích xài giờ cao su ( cùng với số cái khác cũng làm bằng cao su). Nên làm gì cũng bê trễ. Tác phong công nghiệp đâu có cho phép chuyện này. Bên Đức, trường mở cửa lúc 8h, tức 7h55 hạc sinh và giáo viên đã tề tựu trong lớp. Đúng 8h, mở sách vở ra. Hạc sinh đến trễ, nó không cho vô dù năn nỉ cỡ nào cũng không được. Đuổi về 3 bữa là hết dám đi trễ.
Ở công sở cũng vậy, 9h vô làm thì 8h55 đã có mặt đầy đủ, đúng 9h là bắt đầu giao dịch làm việc. Sự đúng giờ là cái đầu tiên để thực hiện cái Đít Xíp Lìn (discipline-kỷ luật-bài 11), nên nước Đức giữ vững danh hiệu nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong bao nhiêu năm. Kinh tế châu Âu suy thoái gì đó chứ ở Đức chẳng hề hấn gì. Một cái hay mà công dân Đức hay người được hưởng nền giáo dục của Đức chính là Punctuality. Sự đúng giờ là cái đầu tiên của sự kỷ luật.
Tony có chị bạn. Cơ quan chị mở cửa lúc 7h30 chứ 8h chị mới đến, để cái giỏ ở đó rồi xách đít đi ăn real noodle (bún riêu), 9h mới về. Hành lá cô bán bún xắt nhỏ quá giắt đầy, nên chị phải xỉa. Đến 10h thì xỉa xong bộ răng. Cái bắt tay vô làm việc. Vừa làm vừa nhắn tin cười nói hỉ hả. 10h30 đi về nấu cơm, ngủ trưa đến 2h chiều mới vô lại. Kiểu nông dân ở quê, mấy giờ đi thăm ruộng thì đi, không ai chế tài, lười thì khỏi đi cũng được. Sếp mắng thì chị khóc, mũi dãi trào ra.
Ở cơ quan Tony, họp hành, ai đi trễ quá 5 phút mà không thông báo, thôi khỏi vào họp. Vì họp với 10 người, mỗi người mất 5 phút, vậy cái vị đi trễ ấy đã ăn cắp mất 50 phút của người khác. Trong phòng họp, 10 người ngóc mỏ nhìn nhau hẻm biết làm gì, ngồi chờ có 1 người.
Hai chữ Punctual và Punctuality phải được quán triệt thật chuẩn. Mình cứ đi đúng giờ đi, tạo thành nhóm người có lé-vồ ( level) cao. Các bạn trẻ phải tập ngay từ bây giờ, sau này đi ra nước ngoài du hạc hay làm việc cho các công ty đa quốc gia, nó nói cho nhục mặt. Trễ nhiều nó đuổi luôn chứ chẳng chơi.
Mình đúng giờ mới khinh tụi hay đi muộn được.
Còn mình sống trong tập thể mà văn hóa đi muộn phổ biến và không có nhắc nhở hay chế tài gì, thì thủ sẵn một bộ bài tây. Có ai đi trễ thì mình lấy bài ra đánh tiến lên hay phỏm. Thay vì ngóc mỏ ngồi đợi cái đứa vớ vẩn ấy vẫn còn đang ngủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét