Con nuôi
Tony có cái bệnh tham phú phụ bần và sĩ diện. Thấy ai giàu có hay quyền lực là bu vô chơi.Tụi nó đuổi cũng mon men ra xa 1 hồi thì bu lại, cười giả lả, xin chơi cho bằng được. Còn mấy đứa nghèo hay hạc dở là gạt ra, quánh đập không thương tiếc. Và cầu tiến kiểu cơm gạo. Ví dụ hạc chủ yếu là ở trường A, sau đó hạc thêm ở trường B mà nghĩ là trường B ngon hơn, thì sẽ ghi trên facebook hay sơ yếu lý lịch là em tốt nghiệp trường B, dù trường B mình chỉ tham gia 1 khóa học lấy cái đíp lôm ma ( diploma) hay chỉ là cái xơ tí phi kệt ( certificate). Mà cũng không biết phiên âm này đúng không nữa, bà cô dạy Anh văn lớp 7 đọc là xơ tí phi két, lên lớp 10 ông thầy nói sai bắt đọc là xơ tí phi cay, lên đại hạc bà cô người Huế kêu là sờ tí phi kệt, cổ nói mấy đứa yên tâm đi, phạt âm theo cô là đụng. Cô tốt nghiệp Cô le đờ Đông Ba, trường Tây.
Xã hội giờ nó vậy, xếp loại người như xếp loại tôm đông lạnh xuất khẩu. Nói thằng này đại hạc hơn đứa này cao đẳng. Đứa này cao đẳng hơn đứa kia chỉ mới xong lớp 12. Ngay cả đại hạc với nhau cũng chia tốp trên tốp dưới, tốt nghiệp trường tốp trên này chắc chắn là có trí tuệ hơn đứa hạc trường tốp dưới kia. Nhưng thang đo xếp loại này là gì, chủ yếu do dăm bài toán lý hóa sinh nhảm nhí trong 2 ngày thi cử. Hạc hành là cả quá trình chứ sao kiểm tra có 2 bữa mà biết nó giỏi hay dở? Lỡ bữa thi đó nó bị bệnh thì sao, cơ thể đầu óc sẽ không minh mẫn nên không làm bài được, bị trượt, tự nhiên bị quánh xuống tôm loại 2, không xuất khẩu được là sao? Hay bữa đó nó không hiểu, không làm được mấy bài toán đố đó nhưng sau này nó tự hạc, nó vẫn hiểu biết và làm được nhiều việc, vẫn thành đạt như thường.
Chúng ta nhiều lúc nhìn ngó chuyện trình độ hạc vấn quá mức. Thật ra trình độ hạc vấn nó không liên quan gì đến trình độ văn hóa và ngược lại. Trong khi, con người đối xử với nhau đâu phải là phản ứng trung hòa mà là nhân chính. Cái chỉ số thông minh IQ không là gì so với cái EQ, tức chỉ số cảm xúc, vì con người với con người sống, làm việc với nhau không phải cứ rõ ràng 2 cộng 2 bằng 4, càng không phải bất cứ cái gì "made in Japan" thì tốt hơn "Made in China", cứ không phải tốt nghiệp trường B thì là đứa tử tế...
Ngoài ghi cho được trình độ hạc vấn để tăng danh, Tony Tèo cũng ham quan hệ ghê lắm. Suốt ngày khăn gói đi tìm cha nuôi, mẹ nuôi. Mốt bây giờ nó thế. Người nổi tiếng phải có ai đó nuôi chứ tự mình lớn lên không được. Phải lên báo bữa chụp với cha nuôi tỷ phú X trên thảm đỏ, bữa thì ăn trưa với mẹ nuôi triệu phú Y, bữa thì đi mua sắm với anh nuôi, em nuôi, chị nuôi, thím nuôi, mợ nuôi, cậu nuôi, bác nuôi, ông nuôi, bà nuôi. Trừ "anh nuôi" thì vào doanh trại bộ đội tìm là có, các nuôi khác phải săn lùng. Vất vả lắm. Với lợi thế các sinh ngữ lưu loát của mình, Tony đã thực hiện thành công chiến dịch săn nuôi mấy năm nay, hiện đã sưu tầm được 1 ba nuôi người Hàn Quốc, một chị nuôi người Hồng Công, 1 em nuôi người Pháp. Hiện còn thiếu 1 mẹ nuôi. Mà phải nổi tiếng, triệu phú hay gì gì đó chứ không thể mẹ nuôi là bà Natapong nào đó xắn quần ngồi xắt chuối nấu cám heo ở Cambodia được, dù bà ấy có dễ thương và yêu thương mình đến đâu đi nữa. Ngu à.
Hổm rày Tony tham dự triển lãm du thuyền ở Dubai, chủ yếu để tìm mẹ nuôi, chứ tiền đâu mua, ở chung cư có du thuyền làm gì. Chu cha cái hội chợ nó lớn. Tây Tàu gì cũng toàn người giàu có, ăn vận sang trọng, nước hoa đắt tiền. Lọt thỏm trong đó có Tony Tèo, dáng vẻ liêu xiêu, trên tay cầm hộp danh thiếp ( card visit). Gặp bà Tây nào cũng nhào tới "how are you" rồi khen đẹp, khen trẻ, cười nói huyên thuyên. Thấy bà châu Á nào thì cũng lao tới gập đầu cung kính "nỉ hào ma" rồi lập tức "xua hán dụy". Nhưng 2 ngày rồi mà vẫn không đề cập được với bất cứ bà nào chuyện " you want to become my foster mother or not ( dịch: bà muốn làm mẹ nuôi của tôi không), vì bà nào cũng nói 2 câu với mình là đứng dậy bỏ đi. Hẻm biết sao...
Sáng nay từ Marriott Harbour Hotel, Tony lại y phục lộng lẫy taxi ra Dubai International Marine Club, tiếp tục tìm mẹ nuôi. Dáo dác lên xuống, gặp ai cũng cười, cũng nhào tới bắt chuyện, vì sắp về rồi, hết tiền ăn ở khách sạn 5 sao này rồi mà mục đích vẫn chưa đạt được. Vừa gặp 1 bà người Pháp đang ngồi cà phê ở cửa ra vào trung tâm hội chợ, mình chưa kịp "bonjour" thì bà đứng lên nói ngay là có phải mày muốn tìm mẹ nuôi không. Mình mừng rỡ gật đầu, nói "quy quy" liền, ủa sao bà biết hay vậy. Bà nói nhìn cái mặt hớt hơ hớt hải là biết, sáng giờ mày là đứa châu Á thứ 4 tới ép tao thành mẹ nuôi nè.
Bà nói bà từng rất giàu có nhưng giờ phá sản rồi, nợ nần chồng chất, bà đến đây để ký bán cái du thuyền bị ngân hàng tịch biên và cũng có ý tìm con nuôi.
Lật đật đứng dậy bỏ đi liền, a lê liền. Tiền đâu nuôi bả.
Tony có cái bệnh tham phú phụ bần và sĩ diện. Thấy ai giàu có hay quyền lực là bu vô chơi.Tụi nó đuổi cũng mon men ra xa 1 hồi thì bu lại, cười giả lả, xin chơi cho bằng được. Còn mấy đứa nghèo hay hạc dở là gạt ra, quánh đập không thương tiếc. Và cầu tiến kiểu cơm gạo. Ví dụ hạc chủ yếu là ở trường A, sau đó hạc thêm ở trường B mà nghĩ là trường B ngon hơn, thì sẽ ghi trên facebook hay sơ yếu lý lịch là em tốt nghiệp trường B, dù trường B mình chỉ tham gia 1 khóa học lấy cái đíp lôm ma ( diploma) hay chỉ là cái xơ tí phi kệt ( certificate). Mà cũng không biết phiên âm này đúng không nữa, bà cô dạy Anh văn lớp 7 đọc là xơ tí phi két, lên lớp 10 ông thầy nói sai bắt đọc là xơ tí phi cay, lên đại hạc bà cô người Huế kêu là sờ tí phi kệt, cổ nói mấy đứa yên tâm đi, phạt âm theo cô là đụng. Cô tốt nghiệp Cô le đờ Đông Ba, trường Tây.
Xã hội giờ nó vậy, xếp loại người như xếp loại tôm đông lạnh xuất khẩu. Nói thằng này đại hạc hơn đứa này cao đẳng. Đứa này cao đẳng hơn đứa kia chỉ mới xong lớp 12. Ngay cả đại hạc với nhau cũng chia tốp trên tốp dưới, tốt nghiệp trường tốp trên này chắc chắn là có trí tuệ hơn đứa hạc trường tốp dưới kia. Nhưng thang đo xếp loại này là gì, chủ yếu do dăm bài toán lý hóa sinh nhảm nhí trong 2 ngày thi cử. Hạc hành là cả quá trình chứ sao kiểm tra có 2 bữa mà biết nó giỏi hay dở? Lỡ bữa thi đó nó bị bệnh thì sao, cơ thể đầu óc sẽ không minh mẫn nên không làm bài được, bị trượt, tự nhiên bị quánh xuống tôm loại 2, không xuất khẩu được là sao? Hay bữa đó nó không hiểu, không làm được mấy bài toán đố đó nhưng sau này nó tự hạc, nó vẫn hiểu biết và làm được nhiều việc, vẫn thành đạt như thường.
Chúng ta nhiều lúc nhìn ngó chuyện trình độ hạc vấn quá mức. Thật ra trình độ hạc vấn nó không liên quan gì đến trình độ văn hóa và ngược lại. Trong khi, con người đối xử với nhau đâu phải là phản ứng trung hòa mà là nhân chính. Cái chỉ số thông minh IQ không là gì so với cái EQ, tức chỉ số cảm xúc, vì con người với con người sống, làm việc với nhau không phải cứ rõ ràng 2 cộng 2 bằng 4, càng không phải bất cứ cái gì "made in Japan" thì tốt hơn "Made in China", cứ không phải tốt nghiệp trường B thì là đứa tử tế...
Ngoài ghi cho được trình độ hạc vấn để tăng danh, Tony Tèo cũng ham quan hệ ghê lắm. Suốt ngày khăn gói đi tìm cha nuôi, mẹ nuôi. Mốt bây giờ nó thế. Người nổi tiếng phải có ai đó nuôi chứ tự mình lớn lên không được. Phải lên báo bữa chụp với cha nuôi tỷ phú X trên thảm đỏ, bữa thì ăn trưa với mẹ nuôi triệu phú Y, bữa thì đi mua sắm với anh nuôi, em nuôi, chị nuôi, thím nuôi, mợ nuôi, cậu nuôi, bác nuôi, ông nuôi, bà nuôi. Trừ "anh nuôi" thì vào doanh trại bộ đội tìm là có, các nuôi khác phải săn lùng. Vất vả lắm. Với lợi thế các sinh ngữ lưu loát của mình, Tony đã thực hiện thành công chiến dịch săn nuôi mấy năm nay, hiện đã sưu tầm được 1 ba nuôi người Hàn Quốc, một chị nuôi người Hồng Công, 1 em nuôi người Pháp. Hiện còn thiếu 1 mẹ nuôi. Mà phải nổi tiếng, triệu phú hay gì gì đó chứ không thể mẹ nuôi là bà Natapong nào đó xắn quần ngồi xắt chuối nấu cám heo ở Cambodia được, dù bà ấy có dễ thương và yêu thương mình đến đâu đi nữa. Ngu à.
Hổm rày Tony tham dự triển lãm du thuyền ở Dubai, chủ yếu để tìm mẹ nuôi, chứ tiền đâu mua, ở chung cư có du thuyền làm gì. Chu cha cái hội chợ nó lớn. Tây Tàu gì cũng toàn người giàu có, ăn vận sang trọng, nước hoa đắt tiền. Lọt thỏm trong đó có Tony Tèo, dáng vẻ liêu xiêu, trên tay cầm hộp danh thiếp ( card visit). Gặp bà Tây nào cũng nhào tới "how are you" rồi khen đẹp, khen trẻ, cười nói huyên thuyên. Thấy bà châu Á nào thì cũng lao tới gập đầu cung kính "nỉ hào ma" rồi lập tức "xua hán dụy". Nhưng 2 ngày rồi mà vẫn không đề cập được với bất cứ bà nào chuyện " you want to become my foster mother or not ( dịch: bà muốn làm mẹ nuôi của tôi không), vì bà nào cũng nói 2 câu với mình là đứng dậy bỏ đi. Hẻm biết sao...
Sáng nay từ Marriott Harbour Hotel, Tony lại y phục lộng lẫy taxi ra Dubai International Marine Club, tiếp tục tìm mẹ nuôi. Dáo dác lên xuống, gặp ai cũng cười, cũng nhào tới bắt chuyện, vì sắp về rồi, hết tiền ăn ở khách sạn 5 sao này rồi mà mục đích vẫn chưa đạt được. Vừa gặp 1 bà người Pháp đang ngồi cà phê ở cửa ra vào trung tâm hội chợ, mình chưa kịp "bonjour" thì bà đứng lên nói ngay là có phải mày muốn tìm mẹ nuôi không. Mình mừng rỡ gật đầu, nói "quy quy" liền, ủa sao bà biết hay vậy. Bà nói nhìn cái mặt hớt hơ hớt hải là biết, sáng giờ mày là đứa châu Á thứ 4 tới ép tao thành mẹ nuôi nè.
Bà nói bà từng rất giàu có nhưng giờ phá sản rồi, nợ nần chồng chất, bà đến đây để ký bán cái du thuyền bị ngân hàng tịch biên và cũng có ý tìm con nuôi.
Lật đật đứng dậy bỏ đi liền, a lê liền. Tiền đâu nuôi bả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét