Chuyện ở Quế Lâm
Cách đây mấy năm, Tony ra Hà Nội ăn Tết. Xong cái hẻm có vé máy bay bay vào, kẹt cứng đến mùng 10. Mà phải có mẹt ở hãng vào sáng mùng 9 để họp, bèn ngồi suy nghĩ, thôi đi qua Nam Ninh bay về. Cái gọi cho bạn bè bên Trung Quốc, nói tụi mày rảnh sang Nam Ninh chơi, gặp gỡ đầu năm cái. Cái tụi nó nhắn tin lại OK. Nói rồi, Tony quày quả xách giỏ ra Nguyễn Trường Tộ bắt xe qua bên kia biên giới. Ngồi xe đò lên Hữu Nghị Quan, bọn nhà xe và hành khách nói ủa sao có cái anh này dân miền trong mà nói tiếng Trung giỏi quá, thấy nghe điện thoại nói như gió, vì vốn Hán ngữ của mình khá là lỉu li ( lỉu li là lưu loát). Mọi người say mê, bu lại hỏi thăm trò chuyện. Cái mình nói say mê cái gì, chút nữa tui bán hết mấy người qua biên giới bây giờ. Nữ thì làm vợ cho cả nhà người ta, còn nam thì làm phu lò gạch, 3 năm không thấy ánh mặt trời. Mọi người nghe thế sợ hãi, năn nỉ, nói thôi đừng bán anh, thôi đừng bán chụy. Tony nói ừ, tôi là người nhân hậu, yên tâm, đi biên giới phải cẩn thận chứ, trai đẹp rủ đi biên giới là kiên quyết không đi nhé, 10 thằng thì 9 thằng là dân buôn người. Có cả cô phóng viên hay phát thanh viên đài truyền hình tỉnh nào đó cũng từng bị dụ bán qua bển khóc quá trời kìa.
Xe dừng tại Tp Lạng Sơn. Tony thuê xe ôm chở tới biên giới Tân Thanh. Cái làm thủ tục qua cửa khẩu Hữu Nghị quan xong, bắt xe đi Nam Ninh. Đường cao tốc từ Bằng Tường đi Nam Ninh khá tốt so với VN, nhưng so với các tỉnh khác ở Trung Quốc thì lua hâu lắm ( lua hâu là lạc hậu). Gặp bạn bè nhậu nhẹt hàn huyên xong, mùng 8 ra sân bay Nam Ninh, book vé về Sài Gòn, bay lúc 2h sáng nhưng cũng hẻm còn chỗ. Toàn dân Sài Gòn, hóa ra, họ cũng từ Hà Nội sang và bay về. Cái ngồi buồn, hẻm phải lúc nào mình nghĩ ra là đầu tiên hết, toàn có người làm rồi. Đằng nào cũng hẻm kịp về họp, thôi bèn đi Coay Lỉn ( Quế Lâm) chơi cho rồi. Cái ra ngoắc xe đò, đáp đi Quế Lâm. Quế Lâm có nghĩa là Rừng quế, lần đầu tiên Tony đến đây. Lúc còn đi hạc, đọc qua sách báo mà biết, đối với dân Trung Quốc, Quế Lâm là nơi tuyệt vời nhất dưới mặt đất, hơn cả Tô Hàng. Quế Lâm là 1 trong 4 thành phố được chính phủ Trung Quốc bảo vệ đặc biệt các di sản ( 3 tp còn lại là thủ đô Bắc Kinh, Hàng Châu và Tô Châu). Dòng sông Li Giang uốn quanh thành phố, núi non lô nhô như tranh thủy mạc. Tony lấy tour đi dọc sông Li Giang xuôi về phía Dương Sóc. Chu cha nó đẹp. Cứ như Hạ Long trên sông, nhưng nhiều núi hơn, nhiều hình thù hơn. Y chang trong tranh treo trên tường ở các khách sạn lớn ở TQ. Cứ tưởng tượng núi này là con chó, con mèo, con voi con khỉ…gì đó, tiếc là bọn tào dẩu ( tour guide) nó cầm cái loa nói ra rả nghe bắt mệt.
Đến Dương Sóc, một thú vui không nên bỏ qua là xem người dân ở đây câu cá bằng chim cốc. Con chim cốc này được đeo một cái vòng trên cổ, và cột dây vào chân. Chim sẽ được ông chủ thả xuống nước, và lục lạo khắp nơi để mò cá. Khi có cá, vì vướng cái vòng cổ nên chim không nuốt được, lúc này ông chủ sẽ kéo chim lại thuyền, gỡ cá ra. Cứ tới con cá thứ 6 thì chim cốc sẽ được tháo cái vòng, con thứ 7 nó mò được thì cứ ăn thoải mái, vì họ tính nếu tiếp tục lấy thì nó sẽ chán, không mò nữa.
Ở Dương Sóc có 1 ngôi chùa rất cổ kính, ngay dưới chân núi mặt trăng. Ngọn núi này rất đặc biệt, trên đỉnh của nó có cái vòm do đá vôi bị xâm thực, hình mặt trăng, nom rất đẹp. Có một dòng suối chảy từ trên núi xuống, xuyên qua các tảng đá rất to. Chùa nằm vắt vẻo bên lưng chừng núi, con suối chia chùa ra làm 2 phần, có cầu đá bắc qua. Cảnh chùa khiến ai đứng xem đều cảm thấy phiêu lạc, vì nó đẹp, huyền bí, mê hoặc. Hẻm hiểu sao, bước chân Tony cứ từ từ tiến vào sân chùa, cứ như có một hấp lực nào đó. Trong sân chùa có cái cây gì cả ngàn năm, đọc từ Hán đó hẻm hiểu, thấy có rào chắn lại kỹ lưỡng lắm. Khách thập phương đông đúc vô cùng, nhưng khi vào chùa, không có cảm giác nhốn nháo như vào chùa đình miếu nối tiếng ở VN. Có lần Tony đi chùa Bà Bình Dương rằm tháng giêng, lúc ấy có hội. Tony đi 1 lần và sợ hãi kinh khủng, nam thanh nữ tú người già con nít chen lấn kèn cựa, 1 người cầm 1 bó nhang nghi ngút khói, Tony cao cứ sợ mấy bà thấp thấp người cầm nhang chọt vô thủng mất cái áo hiệu cả 3 trăm ngàn đồng. Lư cắm nhang có tới mấy chục cái, mọi người thi nhau cắm. Nhưng vừa cắm vô lư là có 1 ông đứng cạnh đó quơ lấy, trụng xuống nước, rồi vứt ra hàng đống trong sọt rác, rất uổng. Khói thì đặc quánh, hít về bệnh luôn, còn mùi khói vào quần áo và tóc thì thôi thôi không nói nổi. Trước sân chùa và trong điện chùa bà Bình Dương hay các chùa nổi tiếng khác, quang cảnh nhốn nháo, tranh giành lộc, mua bán chim, rùa, mấy cái cây gì vàng vàng đỏ đỏ. Tiếng người la hét do bị nhang của người khác chích vào tay, vào mặt, loa thì ra rả nói chú ý coi chừng móc túi. Ăn xin thì ngồi la liệt, nhiều người là thanh niên khoẻ mạnh chả bệnh tật gì. Còn đi chùa ngoài bắc thì mấy pho tượng chỉ còn thấy mỗi cái mặt, còn chỗ nào cũng bị tiền 200 đồng, 500 đồng dán chi chít, nhét đầy vào tay vào chân của tượng. Nhìn thiệt là buồn. Loáng thoáng nghe mấy cô nói nhau, mày nhét tiền vào đi, xin mới được chứng giám, mà toàn xin cho con tiền, cho con lấy chồng giàu, xin cho con áp phe vụ này thành công để mua biệt thự, đổi con Mẹc con Cam Rì…. Tony có hạc qua triết hạc Phật giáo, hẻm thấy đoạn nào nói về việc lên chùa xin tiền, xin danh lợi thì Phật sẽ cho cả.
Trở lại vụ ngôi chùa ở Dương Sóc. Tony thấy bên trong chùa chỉ có 1 khoanh nhang vòng duy nhất, thắp trên cao, khói tỏa ra dìu dịu. Tuyệt đối không thấy lư hương ở đâu. Thùng công đức để ở cái cốc đằng sau. Ai có lòng thì đến bỏ tiền vô. Người đi vào chùa được nhà chùa sắp xếp như quầy làm thủ tục trong sân bay, có cái dây đi hình zích zắc ở ngoài sân. Thế là mọi người tự động xếp hàng và đi vào đó, chỉ có 1 chú tiểu đứng canh ở cửa, mỗi lúc chỉ cho vài người vào, họ đi ra lối khác thì mới cho người tiếp tục vào. Ở ngoài sân, cách khoảng mấy trăm mét có cái lư rất to, ai muốn đốt nhang thì cứ việc. Không gian thoáng đãng nên khói tỏa bay đi hết. Tiếng chuông lâu lâu vang lên, khói trầm bay lên quyện vào những gốc cây cổ thụ, lãng đãng trên những bậc thang lên núi cho các thầy tu luyện Kungfu, thấp thoáng các bóng áo nâu sòng trong rừng trúc....khung cảnh như trong phim chưởng.
Tony đi ra phía cái cốc bên hông, thấy có 1 chú tiểu đang đứng tỉa cây, Tony mới đến hỏi thăm. Cái chú tiểu ngạc nhiên, nói ủa từ Due Nản qua hả, thấy nói tiếng Trung lỉu li nên ngưỡng mộ, giới thiệu đi gặp ông sư trụ trì. Ông sư trụ trì nghe chú tiểu vô báo là có người ngoại quốc đến viếng chùa, mà đẹp trai hào hoa phong nhã lắm, bèn vui vẻ tiếp đón. Tony bước vào phòng của ông. Căn phòng hơi tối, chỉ có 1 bóng đèn màu hồng rọi vào 1 bức tượng đá trong góc phòng. Sư trụ trì ngồi trên ghế, râu trắng tóc trắng, gương mặt đẹp một cách bí hiểm. Tony chào nỉn hạo, tươi cười. Ông mời ngồi, miệng nói nhưng tay chân đều không cử động. Ổng hỏi Tony ở đâu ở VN, Sài Gòn hay Hà Nội. Tony nói từ Sài Gòn qua, và nhìn bao quát 1 lượt quanh căn phòng theo thói quen óc quan sát hạc từ West Point. Những bức tranh và hình ảnh xưa về ngôi chùa treo trên tường đã hoen ố màu thời gian. Ổng mỉm cười và mời uống trà, thứ trà Oolong trồng ở Quế Lâm có vị đậm và ngọt hậu, tinh khiết cả hương đất trời.
Tony trò chuyện với ông về ngôi chùa, về đất Dương Sóc Quế Lâm, về nhân tình thế thái. 2 thầy trò chuyện trò càng lúc càng trở nên tâm đắc, ông khen Tony còn nhỏ mà có kiến thức tốt quá.
Đang chuyện trò thì đột nhiên, Tony cảm thấy rùng mình nhẹ ( mốt bây giờ cái gì cũng nhẹ, kể cả khùng). Một luồng gió lạnh sau gáy. Đoán là cánh cửa vừa được mở, nhưng người mở rất nhẹ, hầu như không có tiếng động. Lờ mờ trong tấm kính phản chiếu 1 bóng trắng lướt vào phòng. Tony quay lại thì thấy cánh cửa đã đóng và trong phòng chả có ai ngoài sư thầy và Tony cả. Chiếc nhẫn đá Sapphire màu đen trong tay Tony tự nhiên phát sáng lấp lánh. Chiếc nhẫn đá này là Tony mua từ Myanmar ( tiếng Hoa gọi là Mèn Ten, tức Miến Điện) trong 1 chuyến đi công tác. Đá saphire đen tuyền rất hiếm, độ cứng khoảng 9.5 -9.8 so với 10 độ của kim cương, trời đất cả triệu năm mới có 1 viên sapphire đen tuyền. Hôm đi vào bảo tàng đá quý quốc gia Mèn Ten, nhìn thấy nó tự nhiên mình có cảm tình, mới đi hỏi. Cô bán nói cả mấy năm nay viên này bán miết mà không ai mua, cứ trả giá xong rồi thì không mua hay thậm chí mua rồi lại trả lại. Tony biết là hữu duyên với mình, bèn mua mang về Sài Gòn nạm bạc, đeo như là bùa hộ mệnh. Lúc cánh cửa mở, bỗng dưng thấy viên đá đen trên chiếc nhẫn nóng dần và phát sáng lấp lánh. Sư thầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào tay của Tony. Ông cất giọng “ ta muốn hỏi, thật sự con là ai?”. Tony chưa biết trả lời thế nào thì ông hỏi, “con là người Việt Nam sao lại có Mèn Ten Bảo trên người thế kia”….
( còn tiếp)
Cách đây mấy năm, Tony ra Hà Nội ăn Tết. Xong cái hẻm có vé máy bay bay vào, kẹt cứng đến mùng 10. Mà phải có mẹt ở hãng vào sáng mùng 9 để họp, bèn ngồi suy nghĩ, thôi đi qua Nam Ninh bay về. Cái gọi cho bạn bè bên Trung Quốc, nói tụi mày rảnh sang Nam Ninh chơi, gặp gỡ đầu năm cái. Cái tụi nó nhắn tin lại OK. Nói rồi, Tony quày quả xách giỏ ra Nguyễn Trường Tộ bắt xe qua bên kia biên giới. Ngồi xe đò lên Hữu Nghị Quan, bọn nhà xe và hành khách nói ủa sao có cái anh này dân miền trong mà nói tiếng Trung giỏi quá, thấy nghe điện thoại nói như gió, vì vốn Hán ngữ của mình khá là lỉu li ( lỉu li là lưu loát). Mọi người say mê, bu lại hỏi thăm trò chuyện. Cái mình nói say mê cái gì, chút nữa tui bán hết mấy người qua biên giới bây giờ. Nữ thì làm vợ cho cả nhà người ta, còn nam thì làm phu lò gạch, 3 năm không thấy ánh mặt trời. Mọi người nghe thế sợ hãi, năn nỉ, nói thôi đừng bán anh, thôi đừng bán chụy. Tony nói ừ, tôi là người nhân hậu, yên tâm, đi biên giới phải cẩn thận chứ, trai đẹp rủ đi biên giới là kiên quyết không đi nhé, 10 thằng thì 9 thằng là dân buôn người. Có cả cô phóng viên hay phát thanh viên đài truyền hình tỉnh nào đó cũng từng bị dụ bán qua bển khóc quá trời kìa.
Xe dừng tại Tp Lạng Sơn. Tony thuê xe ôm chở tới biên giới Tân Thanh. Cái làm thủ tục qua cửa khẩu Hữu Nghị quan xong, bắt xe đi Nam Ninh. Đường cao tốc từ Bằng Tường đi Nam Ninh khá tốt so với VN, nhưng so với các tỉnh khác ở Trung Quốc thì lua hâu lắm ( lua hâu là lạc hậu). Gặp bạn bè nhậu nhẹt hàn huyên xong, mùng 8 ra sân bay Nam Ninh, book vé về Sài Gòn, bay lúc 2h sáng nhưng cũng hẻm còn chỗ. Toàn dân Sài Gòn, hóa ra, họ cũng từ Hà Nội sang và bay về. Cái ngồi buồn, hẻm phải lúc nào mình nghĩ ra là đầu tiên hết, toàn có người làm rồi. Đằng nào cũng hẻm kịp về họp, thôi bèn đi Coay Lỉn ( Quế Lâm) chơi cho rồi. Cái ra ngoắc xe đò, đáp đi Quế Lâm. Quế Lâm có nghĩa là Rừng quế, lần đầu tiên Tony đến đây. Lúc còn đi hạc, đọc qua sách báo mà biết, đối với dân Trung Quốc, Quế Lâm là nơi tuyệt vời nhất dưới mặt đất, hơn cả Tô Hàng. Quế Lâm là 1 trong 4 thành phố được chính phủ Trung Quốc bảo vệ đặc biệt các di sản ( 3 tp còn lại là thủ đô Bắc Kinh, Hàng Châu và Tô Châu). Dòng sông Li Giang uốn quanh thành phố, núi non lô nhô như tranh thủy mạc. Tony lấy tour đi dọc sông Li Giang xuôi về phía Dương Sóc. Chu cha nó đẹp. Cứ như Hạ Long trên sông, nhưng nhiều núi hơn, nhiều hình thù hơn. Y chang trong tranh treo trên tường ở các khách sạn lớn ở TQ. Cứ tưởng tượng núi này là con chó, con mèo, con voi con khỉ…gì đó, tiếc là bọn tào dẩu ( tour guide) nó cầm cái loa nói ra rả nghe bắt mệt.
Đến Dương Sóc, một thú vui không nên bỏ qua là xem người dân ở đây câu cá bằng chim cốc. Con chim cốc này được đeo một cái vòng trên cổ, và cột dây vào chân. Chim sẽ được ông chủ thả xuống nước, và lục lạo khắp nơi để mò cá. Khi có cá, vì vướng cái vòng cổ nên chim không nuốt được, lúc này ông chủ sẽ kéo chim lại thuyền, gỡ cá ra. Cứ tới con cá thứ 6 thì chim cốc sẽ được tháo cái vòng, con thứ 7 nó mò được thì cứ ăn thoải mái, vì họ tính nếu tiếp tục lấy thì nó sẽ chán, không mò nữa.
Ở Dương Sóc có 1 ngôi chùa rất cổ kính, ngay dưới chân núi mặt trăng. Ngọn núi này rất đặc biệt, trên đỉnh của nó có cái vòm do đá vôi bị xâm thực, hình mặt trăng, nom rất đẹp. Có một dòng suối chảy từ trên núi xuống, xuyên qua các tảng đá rất to. Chùa nằm vắt vẻo bên lưng chừng núi, con suối chia chùa ra làm 2 phần, có cầu đá bắc qua. Cảnh chùa khiến ai đứng xem đều cảm thấy phiêu lạc, vì nó đẹp, huyền bí, mê hoặc. Hẻm hiểu sao, bước chân Tony cứ từ từ tiến vào sân chùa, cứ như có một hấp lực nào đó. Trong sân chùa có cái cây gì cả ngàn năm, đọc từ Hán đó hẻm hiểu, thấy có rào chắn lại kỹ lưỡng lắm. Khách thập phương đông đúc vô cùng, nhưng khi vào chùa, không có cảm giác nhốn nháo như vào chùa đình miếu nối tiếng ở VN. Có lần Tony đi chùa Bà Bình Dương rằm tháng giêng, lúc ấy có hội. Tony đi 1 lần và sợ hãi kinh khủng, nam thanh nữ tú người già con nít chen lấn kèn cựa, 1 người cầm 1 bó nhang nghi ngút khói, Tony cao cứ sợ mấy bà thấp thấp người cầm nhang chọt vô thủng mất cái áo hiệu cả 3 trăm ngàn đồng. Lư cắm nhang có tới mấy chục cái, mọi người thi nhau cắm. Nhưng vừa cắm vô lư là có 1 ông đứng cạnh đó quơ lấy, trụng xuống nước, rồi vứt ra hàng đống trong sọt rác, rất uổng. Khói thì đặc quánh, hít về bệnh luôn, còn mùi khói vào quần áo và tóc thì thôi thôi không nói nổi. Trước sân chùa và trong điện chùa bà Bình Dương hay các chùa nổi tiếng khác, quang cảnh nhốn nháo, tranh giành lộc, mua bán chim, rùa, mấy cái cây gì vàng vàng đỏ đỏ. Tiếng người la hét do bị nhang của người khác chích vào tay, vào mặt, loa thì ra rả nói chú ý coi chừng móc túi. Ăn xin thì ngồi la liệt, nhiều người là thanh niên khoẻ mạnh chả bệnh tật gì. Còn đi chùa ngoài bắc thì mấy pho tượng chỉ còn thấy mỗi cái mặt, còn chỗ nào cũng bị tiền 200 đồng, 500 đồng dán chi chít, nhét đầy vào tay vào chân của tượng. Nhìn thiệt là buồn. Loáng thoáng nghe mấy cô nói nhau, mày nhét tiền vào đi, xin mới được chứng giám, mà toàn xin cho con tiền, cho con lấy chồng giàu, xin cho con áp phe vụ này thành công để mua biệt thự, đổi con Mẹc con Cam Rì…. Tony có hạc qua triết hạc Phật giáo, hẻm thấy đoạn nào nói về việc lên chùa xin tiền, xin danh lợi thì Phật sẽ cho cả.
Trở lại vụ ngôi chùa ở Dương Sóc. Tony thấy bên trong chùa chỉ có 1 khoanh nhang vòng duy nhất, thắp trên cao, khói tỏa ra dìu dịu. Tuyệt đối không thấy lư hương ở đâu. Thùng công đức để ở cái cốc đằng sau. Ai có lòng thì đến bỏ tiền vô. Người đi vào chùa được nhà chùa sắp xếp như quầy làm thủ tục trong sân bay, có cái dây đi hình zích zắc ở ngoài sân. Thế là mọi người tự động xếp hàng và đi vào đó, chỉ có 1 chú tiểu đứng canh ở cửa, mỗi lúc chỉ cho vài người vào, họ đi ra lối khác thì mới cho người tiếp tục vào. Ở ngoài sân, cách khoảng mấy trăm mét có cái lư rất to, ai muốn đốt nhang thì cứ việc. Không gian thoáng đãng nên khói tỏa bay đi hết. Tiếng chuông lâu lâu vang lên, khói trầm bay lên quyện vào những gốc cây cổ thụ, lãng đãng trên những bậc thang lên núi cho các thầy tu luyện Kungfu, thấp thoáng các bóng áo nâu sòng trong rừng trúc....khung cảnh như trong phim chưởng.
Tony đi ra phía cái cốc bên hông, thấy có 1 chú tiểu đang đứng tỉa cây, Tony mới đến hỏi thăm. Cái chú tiểu ngạc nhiên, nói ủa từ Due Nản qua hả, thấy nói tiếng Trung lỉu li nên ngưỡng mộ, giới thiệu đi gặp ông sư trụ trì. Ông sư trụ trì nghe chú tiểu vô báo là có người ngoại quốc đến viếng chùa, mà đẹp trai hào hoa phong nhã lắm, bèn vui vẻ tiếp đón. Tony bước vào phòng của ông. Căn phòng hơi tối, chỉ có 1 bóng đèn màu hồng rọi vào 1 bức tượng đá trong góc phòng. Sư trụ trì ngồi trên ghế, râu trắng tóc trắng, gương mặt đẹp một cách bí hiểm. Tony chào nỉn hạo, tươi cười. Ông mời ngồi, miệng nói nhưng tay chân đều không cử động. Ổng hỏi Tony ở đâu ở VN, Sài Gòn hay Hà Nội. Tony nói từ Sài Gòn qua, và nhìn bao quát 1 lượt quanh căn phòng theo thói quen óc quan sát hạc từ West Point. Những bức tranh và hình ảnh xưa về ngôi chùa treo trên tường đã hoen ố màu thời gian. Ổng mỉm cười và mời uống trà, thứ trà Oolong trồng ở Quế Lâm có vị đậm và ngọt hậu, tinh khiết cả hương đất trời.
Tony trò chuyện với ông về ngôi chùa, về đất Dương Sóc Quế Lâm, về nhân tình thế thái. 2 thầy trò chuyện trò càng lúc càng trở nên tâm đắc, ông khen Tony còn nhỏ mà có kiến thức tốt quá.
Đang chuyện trò thì đột nhiên, Tony cảm thấy rùng mình nhẹ ( mốt bây giờ cái gì cũng nhẹ, kể cả khùng). Một luồng gió lạnh sau gáy. Đoán là cánh cửa vừa được mở, nhưng người mở rất nhẹ, hầu như không có tiếng động. Lờ mờ trong tấm kính phản chiếu 1 bóng trắng lướt vào phòng. Tony quay lại thì thấy cánh cửa đã đóng và trong phòng chả có ai ngoài sư thầy và Tony cả. Chiếc nhẫn đá Sapphire màu đen trong tay Tony tự nhiên phát sáng lấp lánh. Chiếc nhẫn đá này là Tony mua từ Myanmar ( tiếng Hoa gọi là Mèn Ten, tức Miến Điện) trong 1 chuyến đi công tác. Đá saphire đen tuyền rất hiếm, độ cứng khoảng 9.5 -9.8 so với 10 độ của kim cương, trời đất cả triệu năm mới có 1 viên sapphire đen tuyền. Hôm đi vào bảo tàng đá quý quốc gia Mèn Ten, nhìn thấy nó tự nhiên mình có cảm tình, mới đi hỏi. Cô bán nói cả mấy năm nay viên này bán miết mà không ai mua, cứ trả giá xong rồi thì không mua hay thậm chí mua rồi lại trả lại. Tony biết là hữu duyên với mình, bèn mua mang về Sài Gòn nạm bạc, đeo như là bùa hộ mệnh. Lúc cánh cửa mở, bỗng dưng thấy viên đá đen trên chiếc nhẫn nóng dần và phát sáng lấp lánh. Sư thầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào tay của Tony. Ông cất giọng “ ta muốn hỏi, thật sự con là ai?”. Tony chưa biết trả lời thế nào thì ông hỏi, “con là người Việt Nam sao lại có Mèn Ten Bảo trên người thế kia”….
( còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét