Chuyện ở London
Lại nói về chuyện hôm Tony ở London. Xuống sân bay Gatwick, cái Oanh cái Yến rủ thôi tối nay mấy anh em mình đi chơi đi. Tony cũng chưa dự hội nghị, thường là đi trước 1-2 hôm để tránh jetlag, nên mới OK.
Trong mắt Tony, London là thủ đô đẹp nhất. Những con đường nhỏ. Những công viên với những cây sồi già xù xì, những ghế gỗ và lá vàng đầy dưới lối đi. Những dãy phố cổ kính kiến trúc Gothic hay Tân Gothic. Những hàng rào bằng cây xanh, thường chừa 1 lối nhỏ vào nhà với bậc tam cấp, rồi cái cửa gỗ nhỏ xíu. Những lan can hay hiên nhà bao giờ cũng có những giỏ hoa đủ màu sắc rung rinh trong gió.
Tony đưa các bạn vô quán rượu truyền thống của người Anh. Nội thất bên trong quán bằng gỗ nhưng xỉn màu vì thời gian. Đặc trưng này của nước Anh đang mất dần, do suy thoái kinh tế, người ta không có tiền vào đấy uống ly bia 5-6 bảng nữa, mà ra siêu thị mua về uống cho rẻ. Gọi dĩa ô liu mặn chát, nhưng uống kèm bia thì rất hợp, các cô say sưa kể về nghề của mình. Các cô nói, trong các cuộc thi sắc đẹp ở mình, rất nhiều bạn ghi ước mơ là trở thành tiếp viên hàng không. Trong khi ở phương Tây, các cô có nhan sắc ít ai chịu làm nghề này, vì cực và ít tiền hơn làm người mẫu hay đóng phim. Nên nếu đi Air France hay KLM,...các tiếp viên đeo kính lão, tay run run do bị Parkinson gắp bánh mì đưa hành khách là hình ảnh bình thường. Ở các sân bay trung chuyển, đoàn tiếp viên châu Á thường nổi bật, kéo vali ngẩng cao đầu đi kiêu sa ghê lắm. Các cô nói đấy, anh xem, tụi em toàn là người đẹp, mà người đẹp thì " mỹ nhân tự cổ như danh tướng", được chiều chuộng từ nhỏ. Ví dụ rửa bát, nhiều ông cha bà mẹ nói thôi để ba mẹ làm, con nghỉ ngơi đi, hư tay búp măng hết. Lên trường thì bạn trai cũng giành làm hết những việc như lau bảng, trực nhật. Nên sau này làm phục vụ trên máy bay cũng không được nhanh nhẹn lắm, do lao động tay chân không quen.
Nhưng Tony hỏi ủa sao tiếp viên hãng khác ở châu Á cũng đẹp nhưng lại nhiệt tình chu đáo giỏi giang? Hàng không Thái thì lúc nào cũng cười, bưng đồ ăn ra ép hành khách ăn đến lòi họng. Nếu khách đang ngủ, các bạn tiếp viên Thái sẽ nói thì thầm, vẫn để cho ngủ chứ hẻm có đập bắt thức dậy cho bằng được. Mình mà vừa ngáp thức dậy là các bạn mò tới liền, hỏi ngủ dậy rồi hả cưng, ăn gì hem. Tiếp viên Sin hay Malay tiếng Anh như gió, động tác dứt khoát, làm gì cũng nhanh. Hàng không Nhật ít nói ít cười, nhưng sẵn sàng quỳ mọp xuống để năn nỉ khách uống thuốc chống say, khi phục vụ, đầu họ bao giờ cũng cúi thật thấp. Các hãng khác, tiếp viên luôn tay luôn chân, không lúc nào nghỉ ngơi trong ca trực của mình. Bay đường dài, đêm khuya vẫn có hành khách thức, khát nước nhưng nhiều lúc không dám gọi do không biết ngoại ngữ. Nắm tâm lý này nên tiếp viên Air Korea ko bật đèn, đi khẽ, bưng khay nước lên xuống cả trăm lần. Họ nói họ được trả 1h làm việc là bao nhiêu đô la đó, nên phải làm việc. Nếu ngồi không hay chờ ai bấm chuông mới đến, vậy còn gì là phục vụ nữa?
Nghe vậy, cái Yến cái Oanh nói tụi em chưa chuyên nghiệp anh à. Và lại, chi phí để làm tiếp viên bay quốc tế cũng cao, tụi em phải mua ít đồ mang về nhằm gỡ gạc lại, nên cũng căng thẳng, anh làm thương mại anh biết. Nghe nói vậy thì Tony càng thấy thương nhiều hơn khi thấy các bóng áo đỏ dáo dác trong các cửa hàng miễn thuế, điện thoại đổ chuông, đầu óc bấn loạn với tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường của nước bạn. Vừa mua xong mấy chục cái Iphone thì đầu mối nhắn tin giá ở VN đã giảm, thua lỗ mấy ngàn đô rùi thì đầu óc đâu mà "bò với gà", "cơm với mì". Ai cũng vậy mà, vừa thua lỗ mất tiền thì mặt mũi phải cau có chứ.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, lý do vì sao đi đâu Tony cũng đi hãng của nước mình. Thứ nhất là tất cả máy bay đều khá mới, an toàn-cái này cực kỳ quan trọng. Thứ nữa là thời gian ngắn nhất nếu là đường bay trực tiếp, đi xa ít mệt. Người ta tính, 1h ngồi trên máy bay tương đương 2h ngồi xe đò do áp suất không khí. Đi mấy hãng khác phải xuống sân bay nước họ rồi lật đật đi tìm cổng ra rồi lại leo lên máy bay nữa, mệt bắt ớn. Và việc trao đổi bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cũng phẻ, hiểu hết nên có cái mà bắt bẻ giận hờn. Ngoài ra, mình dùng hàng Việt cũng là một cách ủng hộ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt, vì sự tự tôn của dân tộc, nên những khó chịu kia chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Và cũng bởi vì " còn tình yêu đó, lỗi lầm sẽ qua".
Trò chuyện 1 chút rồi "thơ thẩn dang tay ra về", Tony đưa mấy cổ về khách sạn, bịn rịn chia tay kiểu "người lên ngựa kẻ chia bào, rừng phong-thu đã nhuốm màu quan san". Mà đúng là hôm đó, lá những cây phong ( maple) trước khách sạn mấy cổ ở chuyển màu, gió thổi rơi xào xạc, nhuốm đỏ cả thành phố. Tony mặc chiếc áo bành tô màu lông chuột, dài quá đầu gối, may ở Sài Gòn theo kiểu Jame Bond thập niên 60, tóc cắt ngắn, gương mặt điển trai, dáng vẻ cao ráo sang trọng, ai đi ngang qua cũng ngoái lại nhìn vì thích. Tản bộ dưới những tán phong chập chờn trong ánh đèn đường để xuống lại trạm tàu điện, thẳng đến ga Westminster. Bữa đó ngày lễ, ở sông Thames có bắn pháo hoa....
Dòng sông rực sáng. Tháp Big Ben ngay trên bờ sông, cao lớn uy nghi. Tiếng pháo đì đùng, tiếng violon réo rắt. Năm nào Tony cũng gặp nghệ sĩ đường phố này ở đây. Anh đứng dựa vào tường tòa nhà quốc hội, trước mặt là cái vali và vài đồng xu lẻ. Kinh tế suy thoái nên người ta không cho nhiều. Anh đang chơi bài "I have a dream", đầu nghiêng nghiêng, mắt nhắm nhưng lại mỉm cười, có vẻ không buồn mấy.
Gió dưới sông thổi lên mạnh dần, về khuya trời càng lạnh. Thọc tay vào túi quần cho ấm, ái chà, lạnh teo bugi rồi, thôi về khách sạn ngủ.
Cái thủng thẳng xuống lại tàu điện để trở về khu Hyde Park. Ngồi đợi tàu, tình cờ quen nàng tiên tóc vàng có tên Evavock đến từ nước Áo. Nàng vừa tốt nghiệp trường nhạc ở Vienna, và đến London để ứng tuyển làm ca sĩ. Evavock đẹp và rất đỗi dịu dàng. Dáng người bé nhỏ và mái tóc vàng óng. Trên mũi có cái khuyên bằng bạc nhìn rất lạ, rất duyên. Nàng cũng vừa đi ngoạn cảnh ở bờ sông Thames về, chắc thuộc tuýp lãng mạn giống Tony đây. Tâm sự hồi lâu, mấy chuyến tàu đến rồi đi nhưng cả hai vẫn không buồn bước lên, đề tài cứ miên man bất tận, không dứt ra được. Tony là người châu Á đầu tiên nàng quen ở London. Evavock nói có nghe nói về Việt Nam nhưng tưởng đang còn chiến tranh, nói hồi nhỏ học môn lịch sử có học qua, rồi thôi, không biết gì nữa. Cái Tony kể về Việt Nam cho cổ nghe. Nước Việt qua miệng lưỡi của Tony đẹp lung linh, nàng say sưa lắng nghe cứ như Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Sau khi nói đủ chuyện trên trời dưới đất, cả 2 cảm thấy hợp vô cùng, cứ như sinh ra là để cho nhau. Tony bèn ra một quyết định quan trọng: rủ nàng đi chơi tiếp.
Nàng thoáng suy nghĩ rồi gật đầu. Trời thì lạnh, bất giác nàng gục đầu vào vai Tony. Chiếc áo bành tô may ở hiệu may Trúc chợ Bến Thành ( giá 2 triệu rưỡi) trở nên ấm áp lạ thường. Trong đêm xứ sương mù, có 2 kẻ tha hương lặng lẽ đi bên nhau. Hand in hand, nóng hổi.
Lại nói về chuyện hôm Tony ở London. Xuống sân bay Gatwick, cái Oanh cái Yến rủ thôi tối nay mấy anh em mình đi chơi đi. Tony cũng chưa dự hội nghị, thường là đi trước 1-2 hôm để tránh jetlag, nên mới OK.
Trong mắt Tony, London là thủ đô đẹp nhất. Những con đường nhỏ. Những công viên với những cây sồi già xù xì, những ghế gỗ và lá vàng đầy dưới lối đi. Những dãy phố cổ kính kiến trúc Gothic hay Tân Gothic. Những hàng rào bằng cây xanh, thường chừa 1 lối nhỏ vào nhà với bậc tam cấp, rồi cái cửa gỗ nhỏ xíu. Những lan can hay hiên nhà bao giờ cũng có những giỏ hoa đủ màu sắc rung rinh trong gió.
Tony đưa các bạn vô quán rượu truyền thống của người Anh. Nội thất bên trong quán bằng gỗ nhưng xỉn màu vì thời gian. Đặc trưng này của nước Anh đang mất dần, do suy thoái kinh tế, người ta không có tiền vào đấy uống ly bia 5-6 bảng nữa, mà ra siêu thị mua về uống cho rẻ. Gọi dĩa ô liu mặn chát, nhưng uống kèm bia thì rất hợp, các cô say sưa kể về nghề của mình. Các cô nói, trong các cuộc thi sắc đẹp ở mình, rất nhiều bạn ghi ước mơ là trở thành tiếp viên hàng không. Trong khi ở phương Tây, các cô có nhan sắc ít ai chịu làm nghề này, vì cực và ít tiền hơn làm người mẫu hay đóng phim. Nên nếu đi Air France hay KLM,...các tiếp viên đeo kính lão, tay run run do bị Parkinson gắp bánh mì đưa hành khách là hình ảnh bình thường. Ở các sân bay trung chuyển, đoàn tiếp viên châu Á thường nổi bật, kéo vali ngẩng cao đầu đi kiêu sa ghê lắm. Các cô nói đấy, anh xem, tụi em toàn là người đẹp, mà người đẹp thì " mỹ nhân tự cổ như danh tướng", được chiều chuộng từ nhỏ. Ví dụ rửa bát, nhiều ông cha bà mẹ nói thôi để ba mẹ làm, con nghỉ ngơi đi, hư tay búp măng hết. Lên trường thì bạn trai cũng giành làm hết những việc như lau bảng, trực nhật. Nên sau này làm phục vụ trên máy bay cũng không được nhanh nhẹn lắm, do lao động tay chân không quen.
Nhưng Tony hỏi ủa sao tiếp viên hãng khác ở châu Á cũng đẹp nhưng lại nhiệt tình chu đáo giỏi giang? Hàng không Thái thì lúc nào cũng cười, bưng đồ ăn ra ép hành khách ăn đến lòi họng. Nếu khách đang ngủ, các bạn tiếp viên Thái sẽ nói thì thầm, vẫn để cho ngủ chứ hẻm có đập bắt thức dậy cho bằng được. Mình mà vừa ngáp thức dậy là các bạn mò tới liền, hỏi ngủ dậy rồi hả cưng, ăn gì hem. Tiếp viên Sin hay Malay tiếng Anh như gió, động tác dứt khoát, làm gì cũng nhanh. Hàng không Nhật ít nói ít cười, nhưng sẵn sàng quỳ mọp xuống để năn nỉ khách uống thuốc chống say, khi phục vụ, đầu họ bao giờ cũng cúi thật thấp. Các hãng khác, tiếp viên luôn tay luôn chân, không lúc nào nghỉ ngơi trong ca trực của mình. Bay đường dài, đêm khuya vẫn có hành khách thức, khát nước nhưng nhiều lúc không dám gọi do không biết ngoại ngữ. Nắm tâm lý này nên tiếp viên Air Korea ko bật đèn, đi khẽ, bưng khay nước lên xuống cả trăm lần. Họ nói họ được trả 1h làm việc là bao nhiêu đô la đó, nên phải làm việc. Nếu ngồi không hay chờ ai bấm chuông mới đến, vậy còn gì là phục vụ nữa?
Nghe vậy, cái Yến cái Oanh nói tụi em chưa chuyên nghiệp anh à. Và lại, chi phí để làm tiếp viên bay quốc tế cũng cao, tụi em phải mua ít đồ mang về nhằm gỡ gạc lại, nên cũng căng thẳng, anh làm thương mại anh biết. Nghe nói vậy thì Tony càng thấy thương nhiều hơn khi thấy các bóng áo đỏ dáo dác trong các cửa hàng miễn thuế, điện thoại đổ chuông, đầu óc bấn loạn với tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường của nước bạn. Vừa mua xong mấy chục cái Iphone thì đầu mối nhắn tin giá ở VN đã giảm, thua lỗ mấy ngàn đô rùi thì đầu óc đâu mà "bò với gà", "cơm với mì". Ai cũng vậy mà, vừa thua lỗ mất tiền thì mặt mũi phải cau có chứ.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, lý do vì sao đi đâu Tony cũng đi hãng của nước mình. Thứ nhất là tất cả máy bay đều khá mới, an toàn-cái này cực kỳ quan trọng. Thứ nữa là thời gian ngắn nhất nếu là đường bay trực tiếp, đi xa ít mệt. Người ta tính, 1h ngồi trên máy bay tương đương 2h ngồi xe đò do áp suất không khí. Đi mấy hãng khác phải xuống sân bay nước họ rồi lật đật đi tìm cổng ra rồi lại leo lên máy bay nữa, mệt bắt ớn. Và việc trao đổi bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cũng phẻ, hiểu hết nên có cái mà bắt bẻ giận hờn. Ngoài ra, mình dùng hàng Việt cũng là một cách ủng hộ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt, vì sự tự tôn của dân tộc, nên những khó chịu kia chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Và cũng bởi vì " còn tình yêu đó, lỗi lầm sẽ qua".
Trò chuyện 1 chút rồi "thơ thẩn dang tay ra về", Tony đưa mấy cổ về khách sạn, bịn rịn chia tay kiểu "người lên ngựa kẻ chia bào, rừng phong-thu đã nhuốm màu quan san". Mà đúng là hôm đó, lá những cây phong ( maple) trước khách sạn mấy cổ ở chuyển màu, gió thổi rơi xào xạc, nhuốm đỏ cả thành phố. Tony mặc chiếc áo bành tô màu lông chuột, dài quá đầu gối, may ở Sài Gòn theo kiểu Jame Bond thập niên 60, tóc cắt ngắn, gương mặt điển trai, dáng vẻ cao ráo sang trọng, ai đi ngang qua cũng ngoái lại nhìn vì thích. Tản bộ dưới những tán phong chập chờn trong ánh đèn đường để xuống lại trạm tàu điện, thẳng đến ga Westminster. Bữa đó ngày lễ, ở sông Thames có bắn pháo hoa....
Dòng sông rực sáng. Tháp Big Ben ngay trên bờ sông, cao lớn uy nghi. Tiếng pháo đì đùng, tiếng violon réo rắt. Năm nào Tony cũng gặp nghệ sĩ đường phố này ở đây. Anh đứng dựa vào tường tòa nhà quốc hội, trước mặt là cái vali và vài đồng xu lẻ. Kinh tế suy thoái nên người ta không cho nhiều. Anh đang chơi bài "I have a dream", đầu nghiêng nghiêng, mắt nhắm nhưng lại mỉm cười, có vẻ không buồn mấy.
Gió dưới sông thổi lên mạnh dần, về khuya trời càng lạnh. Thọc tay vào túi quần cho ấm, ái chà, lạnh teo bugi rồi, thôi về khách sạn ngủ.
Cái thủng thẳng xuống lại tàu điện để trở về khu Hyde Park. Ngồi đợi tàu, tình cờ quen nàng tiên tóc vàng có tên Evavock đến từ nước Áo. Nàng vừa tốt nghiệp trường nhạc ở Vienna, và đến London để ứng tuyển làm ca sĩ. Evavock đẹp và rất đỗi dịu dàng. Dáng người bé nhỏ và mái tóc vàng óng. Trên mũi có cái khuyên bằng bạc nhìn rất lạ, rất duyên. Nàng cũng vừa đi ngoạn cảnh ở bờ sông Thames về, chắc thuộc tuýp lãng mạn giống Tony đây. Tâm sự hồi lâu, mấy chuyến tàu đến rồi đi nhưng cả hai vẫn không buồn bước lên, đề tài cứ miên man bất tận, không dứt ra được. Tony là người châu Á đầu tiên nàng quen ở London. Evavock nói có nghe nói về Việt Nam nhưng tưởng đang còn chiến tranh, nói hồi nhỏ học môn lịch sử có học qua, rồi thôi, không biết gì nữa. Cái Tony kể về Việt Nam cho cổ nghe. Nước Việt qua miệng lưỡi của Tony đẹp lung linh, nàng say sưa lắng nghe cứ như Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Sau khi nói đủ chuyện trên trời dưới đất, cả 2 cảm thấy hợp vô cùng, cứ như sinh ra là để cho nhau. Tony bèn ra một quyết định quan trọng: rủ nàng đi chơi tiếp.
Nàng thoáng suy nghĩ rồi gật đầu. Trời thì lạnh, bất giác nàng gục đầu vào vai Tony. Chiếc áo bành tô may ở hiệu may Trúc chợ Bến Thành ( giá 2 triệu rưỡi) trở nên ấm áp lạ thường. Trong đêm xứ sương mù, có 2 kẻ tha hương lặng lẽ đi bên nhau. Hand in hand, nóng hổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét